Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ngày nay đang diễn ra vô cùng phức tạp, có chiều hướng gia tăng, gây nên những bức xúc, hoảng sợ đối với dư luận và thực sự để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
I. Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam.
Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều tình trạng xâm phạm trẻ em, không chỉ với những bé gái mà là với cả những bé trai còn rất nhỏ. Hành vi xâm hại hiếm khi được thực hiện bởi một người lạ. Đôi khi việc xâm hại này diễn ra trong một thời gian dài, thậm chí kéo dài nhiều năm mà chúng ta không hề hay biết. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm và chia sẻ những năng lực cần thiết để có thể từ phòng chống mối nguy hại nghiêm trọng này.
Thống kê từ Bộ lao động thương binh và xã hội, từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự và xử lý hành chính hơn 8.400 vụ xâm hại tình dục trẻ em với khoảng 8700 trẻ em bị xâm hại. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 trẻ, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (gần 1800 trẻ), tính trung bình cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em không thể phòng chống lại việc bị xâm hại.
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 – 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%.
Thực tế cho thấy rằng, những con số được ghi nhận nêu trên đây chỉ là một phần rất nhỏ và không nói lên hết sự nghiêm trọng của vấn đề. Bộ Công an cũng thừa nhận, xử lý chưa được 10% các vụ việc, do đó tính răn đe các đối tượng vi phạm rất thấp. Đó cũng là lý do mà mặc dù người dân, báo chí đã đề cập, lên án nhiều nhưng những vụ việc xâm hại trẻ em vẫn xảy ra và có xu hướng tăng lên. Còn rất nhiều các trường hợp trẻ em bị xâm hại chưa được phát hiện kịp thời, đầu đủ để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em trong thời gian dài.
Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em không chỉ diễn ra ở các thành phố lớn mà nó còn là thực trạng gây nhức nhối ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đây là nơi mà nhận thức của các em về vấn đề này còn rất hạn chế, việc tiếp cận các nguồn thông tin về xâm hại tình dục còn khá ít. Hoặc cũng bởi lẽ, ngay cả ngôi nhà cũng không còn là chốn an toàn tuyệt đối với con trẻ khi ngay cả cha ruột, ông nội cũng có thể xâm hại chính con gái, cháu gái mình.
Con trẻ cũng không có kỹ năng tự phòng chống mình trước những tình huống xâm hại hay quấy rối. Bởi vậy đã dẫn đến tình trạng xâm hại không chỉ vào 1 lần mà kéo dài thêm nhiều lần khác gây những tổn thất nghiêm trọng với tinh thần và thể chất trẻ bị xâm phạm. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do sự giáo dục chưa đầy đủ của các bậc cha mẹ, cha mẹ chưa hướng dẫn cho con biết tự bảo vệ mình trước những người khác giới… Đôi khi cũng là do các em gái, nhất là các em đang hoặc đã qua giai đoạn dậy thì, vô tình phơi bày cơ thể mình do trang phục quá hớ hênh, thoải mái.
Cách giáo dục trẻ em cách tự bảo vệ bản thân mình tại các trường học ngày nay vẫn chưa có những tiết học giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính, giáo dục tình dục khi trẻ bắt đầu lên cấp trung học mà vẫn chỉ chú trọng nhiều đến dạy và học các môn văn hóa.
II. Kỹ năng Phòng chống Xâm hại tình dục trẻ em
Để hạn chế vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em, các cơ quan có thẩm quyền nên có những biện pháp để bảo vệ cả những trẻ bị xâm hại và gia đình của trẻ để họ dũng cảm tố cáo và đấu tranh với hành vi này. Đồng nghĩa với việc gia đình cần tuyên truyền, trang bị cho trẻ em các kiến thức về giới tính. Đặc biệt, các bé gái phải nhận diện, cảnh giác với những hành vi bị xâm hại. Cùng với đó, xã hội cũng cần có những nhìn nhận đúng đắn và nhân văn đối với những nạn nhân rơi vào trường hợp như vậy trong tương lai. Chúng ta thay vì bàn tán, trêu trọc, khắt khe đánh giá thì phải lên án chính đối tượng phạm tội.
Hi vọng rằng trong tương lai, tình trạng xâm hại trẻ em sẽ không còn, để trẻ em Việt Nam được sống và phát triển trong môi trường lành mạnh, hưởng trọn vẹn tuổi thơ và không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau hay tổn thương.
Với mong muốn bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn xâm hại tình dục, Trung tâm Phòng chống Tai nạn Thương tích trẻ em – CAIP xin gửi lời mời tới các bậc sinh thành khoá học: “THỰC HÀNH: Kỹ năng phòng chống bắt cóc và XHTD” được CAIP hỗ trợ TOÀN BỘ HỌC PHÍ. Hãy để con trẻ học được tư duy và kỹ năng Phòng chống xâm phạm tình dục từ thật sớm.
Trong khóa học của CAIP sẽ truyền đại các nội dung như giáo dục nhận thức giới tính cho trẻ em phòng chống nguy cơ trẻ bị xâm hại TD và các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trong trường hợp bị xâm hại, quấy rối… tới các thầy, cô giáo và đại diện cha mẹ học sinh.
Buổi tập huấn được tổ chức nhằm truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc chủ động tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Chính các thầy, cô giáo và cha mẹ học sinh sẽ trở thành những nhân tố tích cực chia sẻ và lan rộng những kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em tới cộng đồng, đồng thời cung cấp những kỹ năng tự bảo vệ mình cho chính các em.
Ngoài việc cung cấp những kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, Trung tâm Phòng chống Tai nạn Thương tích trẻ em – CAIP còn giảng dạy và đào tạo các kỹ năng vô cùng quan trọng khác cho trẻ như:
- Kỹ năng Phòng chống xâm hại tình dục.
- Kỹ năng Phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn.
- Kỹ năng Phòng chống điện giật.
- Kỹ năng Phòng chống đuối nước.
- Kỹ năng Sinh tồn.
- Kỹ năng Thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
- Kỹ năng Làm gì khi bị bắt cóc?
- Kỹ năng Phòng chống bạo lực học đường.
- Kỹ năng Phòng chống bạo lực trẻ em và phụ nữa trong gia đình
Hãy để 𝐂𝐀𝐈𝐏 – 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐚̂𝐦 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐓𝐚𝐢 𝐧𝐚̣𝐧 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐢́𝐜𝐡 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐞𝐦 đồng hành cùng các bậc phụ huynh trong việc dạy con những kiến thức, kĩ năng sống cần thiết nhé!