Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, tác động của môi trường, chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng tác động lên các cá thể làm con trẻ dậy thì sớm hơn. Người xưa có câu “nữ thập tam, nam thập lục” nhưng thực tế hiện nay, con trai từ 14 – 15 tuổi và con gái từ 10 – 12 tuổi đã bắt đầu dậy thì. Ở tuổi dậy thì, con bắt đầu có những thay đổi về tâm sinh lí, kỹ năng sống trẻ em, con thích tâm sự trò chuyện cùng bạn bè và thích cảm giác được quan tâm từ bạn khác giới. Ngoài ra, với sự phát triển dày đặc của các trang mạng xã hội, phim ảnh đã tác động đến nhận thức của các em, các em tò mò và bắt đầu có tình cảm với người khác giới.
Thực tế cho thấy rất nhiều câu chuyện tình dưới ghế nhà trường thường không đi đến đch và thậm chí để lại rất nhiều bài học đau thương: Bỏ học, bỏ nhà ra đi vì mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh truyền nhiễm, tự kỉ và thậm chí là tự tử… Nhiều câu chuyện gây chấn động dư luận làm cho phụ huynh càng thêm hoang mang khi phát hiện con cái của mình bắt đầu có tình cảm đặc biệt với một bạn khác giới. Đa phần các phụ huynh chỉ đều nhìn thấy mặt trái, mặt tiêu cực của tình yêu tuổi học trò và không đồng ý cho con của mình yêu ở độ tuổi này. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục kỹ năng sống trẻ em. Phụ huynh thường không nhìn ra mặt tích cực của tình yêu tuổi học trò, đó là động lực để con học tốt hơn, con chỉn chu hơn, bắt đầu biết quan tâm đến bản thân và mọi người hơn.
Vậy “tình yêu tuổi học trò” đúng hay sai, nên hay không nên? Cha mẹ phải làm gì khi phát hiện con “yêu sớm”?
Nếu ở độ tuổi này, cha mẹ quá gắt gỏng hay cố ý ngăn cản chuyện tình cảm của con trẻ thì không những không đạt hiệu quả mà còn phản tác dụng. Trẻ sẽ càng cố chấp và càng muốn đi ngược lại với những lời cha mẹ. Do vậy, trong tình huống này cha mẹ cần khéo léo và nhạy bén.
1. Bình tĩnh và chấp nhận tình yêu đó một cách nhẹ nhàng.
Thay vì cáu gắt khi con yêu sớm, cha mẹ hãy bình tĩnh và chấp nhận tình cảm của con một cách nhẹ nhàng nhất. Cha mẹ hãy lùi lại một bước, tĩnh tâm lại một chút trước khi hành động quá khắt khe với con. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ năng sống trẻ em. Các bậc phụ huynh nên nhớ rằng tâm lý trẻ ở lứa tuổi dậy thì, nếu bạn càng cấm đoán trẻ thì sẽ khiến trẻ nảy sinh ra trạng thái tâm lý chống đối bạn. Vừa khiến cho trẻ phát triển suy nghĩ theo lối tiêu cực, vừa khó có thể dẫn dắt, giáo dục cháu. Hãy tạo niềm tin cho trẻ rằng mình hoàn toàn là những ông bố bà mẹ tâm lý để trẻ có thể hoàn toàn tin tưởng mình.
2. Trở thành bạn của con ngay và luôn.
Đây là một phương pháp giáo dục kỹ năng sống trẻ em vô cùng hiệu quả, nếu phụ huynh nào chưa trở thành bạ với con thì thật đáng buồn và nên thay đổi ngay lập tức. Lứa tuổi dạy thì, trẻ có xu hướng muốn tâm sự với bạn nhiều hơn với cha mẹ, thậm chí nghe bạn bè hơn cha mẹ. Do vậy nếu cha mẹ có thể làm bạn với trẻ thì thật tốt. Bạn có thể dễ dàng chia sẻ, dễ dàng đưa ra lời khuyên dàng cho trẻ; đồng thời trẻ cũng cảm nhận rằng chúng được tôn trọng, thấu hiểu và quan tâm hơn đến những gì bạn nói.
3. Chia sẻ với con câu chuyên teen của mình.
Tình yêu tuổi học trò không còn là hiện tượng mới lạ. Nếu chưa biết nói chuyện với con của mình như thế nào, hãy bắt đầu chia sẻ với con về những câu chuyện tuổi teen của mình, về mối tình cấp 2 chẳng hạn… Hãy để cho trẻ thấy mình đồng cảm và thấu hiểu cảm xúc của con. Hãy hướng con đến những mặt tích cực của tình yêu tuổi nổi loạn chứ không phải những mặt tiêu cực như các con và mọi người đọc được trên báo mạng.
4. Không đè nặng mặt trái của tình yêu học trò.
Đa số các phụ huynh thường đè nặng mặt trái của tình yêu tuổi học trò và cho đó là cơ sở để ngăn cấm, ép buộc con không được yêu khi còn đang trên ghế nhà trường. Lo lắng cho con, sợ con vướng phải những mặt trái của yêu sớm là không sai, nhưng hãy là những vị phụ huynh nhạy bén, tinh tế. Để cải thiện kỹ năng sống trẻ em, vấn đề tâm sinh lí của con, cha mẹ không nên quá đè nặng mặt trái của tình yêu tuổi học trò mà cấm đoán, hãy cho con thấy những mặt tích cực của tình yêu tuổi học trò là một tình yêu trong sáng, hồn nhiên và tránh xa những biểu hiện tiêu cực của tình yêu.
Khát khao yêu và được yêu là một biểu hiện tâm sinh lý bình thường, vì vậy cha mẹ không nên quá đặt nặng và xử lí gay gắt mà nên bình tĩnh, khéo léo để trở thành bạn của con và đưa cho con những lời khuyên hợp lí. Hãy giúp con biến tình yêu trở thành động lực cùng tiến bộ. Ngoài ra, để trẻ được phát triển đúng cách nhất ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho con tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, chương trình FasTracKids STEM,… Trẻ sẽ được tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng độ tuổi để cùng nhau phát triển tốt các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21.
Theo cô Ngô Thị Thu Hiền – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara