Tại sao con lại lấy trộm tiền khi còn rất nhỏ? Liệu có một ngày nào đó bố mẹ gặp phải trường hợp con nhỏ lấy trộm tiền? Chúng ta nên hành xử như thế nào trong trường hợp này?
Rất nhiều phụ huynh “bó tay” trước thói xấu của con trẻ hay sốc, thất vọng về con, lo lắng cho sự phát triển của con trẻ. Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, tâm ý muốn trở thành người lớn, được thừa nhận, được tôn trọng, muốn khẳng định mình, muốn được tự do làm những gì mình thích. Từ đó chúng nghĩ ra những “chiêu trò” hòng thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Chẳng hạn như: Nói dối cha mẹ là đi học để trốn đi chơi với nhóm bạn, trẻ nhỏ lấy trộm tiền của cha mẹ cho bạn bè để được chơi cùng nhóm và để được bạn bè “nể trọng”. Đây là nhu cầu muốn khẳng định mình và được thừa nhận. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác tác động làm nảy sinh những tật xấu của trẻ như trẻ sống trong môi trường người lớn hay nói dối, ăn cắp, gia đình quản lý đồng tiền lỏng lẻo, con cha có kỹ năng quản lý tiền, quản lý tài chính ở trẻ nhỏ
Khi phát hiện trẻ nhỏ lấy trộm tiền của người thân, hầu hết phụ huynh đều sốc, giận dữ và phản ứng bằng cách mắng, chỉ trích, kết tội trẻ là hư, xấu… Đây là thái độ phổ biến, dễ hiểu, nhưng cách này chỉ giải tỏa sự bực tức của người lớn chứ không có tác dụng giúp trẻ nhận thức được cái sai và không tái phạm. Chắc chắn sau cú sốc, cha mẹ nào cũng tự hỏi rằng, vì sao con ăn trộm tiền? Cha mẹ đâu có để con thiếu thốn cái gì? Cha mẹ luôn yêu thương, quan tâm con, tại sao con có thể làm điều đáng xấu hổ như thế?
Khi phát hiện trẻ có hành vi ăn cắp tiền việc đầu tiên cha mẹ cần tìm hiểu là:
- Lý do tại sao con mình lại trộm tiền
Cha mẹ cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân, nếu nguyên nhân do mức trợ cấp cho trẻ hàng tháng ít quá thì có thể tăng thêm mức trợ cấp. Mặt khác nếu bố mẹ cần giải thích và chỉ rõ cho con mình biết, ngay cả khi cần thì cũng không được lấy tiền của bất kì ai khi chưa được cho phép. Không nên quát mắng hay đánh để răn đe khi trẻ nhỏ lấy trộm tiền.
Khi nói chuyện bình tĩnh, nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ hiểu, hối lỗi và tránh được những phản ứng không mong muốn của trẻ, dần dần giúp trẻ xây dựng được các thói quen và kỹ năng quản lý tài chính.
- Luôn luôn nhẫn mạnh về lòng trung thực với trẻ
Khi bố mẹ thường xuyên nói về lòng trung thực thì về lâu dài sẽ ngăn chặn được các hành vi ăn cắp cũng như nói dối ở trẻ. Ngoài ra, bố mẹ hãy luôn chỉ cho con thấy những kết quả tốt đẹp và khen ngợi bất cứ kho nào trẻ trung thực với hành vi sai trái của mình. Điều quan trong hơn là khi trẻ nhận sai cha mẹ không nên nhắc lại quá khứ hay bất kì lỗi lầm cũ nữa.
- Dạy trẻ luôn biết tôn trọng tài sản của mình cũng như của người khác
Nên để trẻ nhỏ hiểu quyền sở hữu tài sản, cha mẹ hãy áp dụng với chính đồ đạc của trẻ trước. Hãy tạo cho trẻ một thói quen khi mượn đồ đạc của bất kì ai sẽ phải hỏi trước và chỉ được cầm khi được sự đồng ý của chủ nhân món đồ đó. Lâu dần trẻ sẽ hiểu và biết tôn trọng quyền sở hữu tài sản của mình cũng như của người khác.
- Nếu trẻ nhỏ lấy trộm tiền của người ngoài
Trong trường hợp trẻ không trộm tiền của bố mẹ mà trộm của người khác thì điều đầu tiên cha mẹ phải làm là bắt trẻ trả lại tiền và xin lỗi người khác ngay lập tức. Hãy cùng trẻ viết một là thư hoặc cùng trẻ xin lỗi người bị mất. Và hãy giải thích hành động xin lỗi là đúng và hành động của trẻ là sai để trẻ nhận lỗi.
- Hãy cho trẻ thấy hậu quả của việc trộm tiền
Cha mẹ hãy chỉ cho con thấy hậu quả của việc ăn trộm sẽ như thế nào để răn đe cho trẻ không tái phạm. Mặt khác, bố mẹ hãy đưa ra một số hình phạt để trẻ thấy được sự khó nhọc, vất vả mà biết quý trọng đồng tiền cũng như công sức làm ra nó.
6. Hãy dạy trẻ cách quản lý tài chính
Để trẻ được phát triển đúng cách nhất ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy cho trẻ tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, chương trình FasTracKids STEM cho trẻ,… Ở đây trẻ được gặp gỡ với các bạn đồng trang lứa, học các kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ, tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng độ tuổi, cùng nhau phát triển tốt các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21.
Theo cô Lê Thị Lan Anh – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara