LÀM SAO ĐỂ KHUYẾN KHÍCH TRẺ ĐẶT CÂU HỎI?

Trẻ em rất tò mò và ham học hỏi. Đặt ra những câu hỏi là cách tuyệt vời để trẻ tương tác với môi trường xung quanh mình và xây dựng kỹ năng tư duy phản biện. Chính vì thế, bố mẹ cần phải mang đến môi trường và điều kiện tốt nhất để trẻ cảm thấy an toàn để đặt câu hỏi và được tò mò khi ở nhà, trường học, nơi công cộng,…

  1. Cho phép trẻ tò mò

Người lớn nhìn thế giới qua cặp mắt dày dặn nhưng với trẻ, mọi thứ đều là mới và là trải nghiệm đầu tiên. Điều này khiến trẻ tò mò, thắc mắc và kinh ngạc về mọi thứ xung quanh mình. Vì vậy mà trẻ thường đặt câu hỏi vì tò mò chứ không phải để gây phiền nhiễu. Cho nên bố mẹ hãy khuyến khích trẻ bằng những câu như “Wow, câu hỏi rất tuyệt, con ắt hẳn là cậu bé luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh” và sau đó trả lời con.

Hãy xem câu hỏi của trẻ là cơ hội để bạn cùng khám phá những điều mà con quan tâm!

  1. Hãy để con hỏi tại sao?

Một số câu hỏi tại sao thường gây khó chịu cho người lớn, nhưng lại quan trọng với trẻ để biết nguyên nhân và mối liên hệ của các sự việc xung quanh. Ví dụ nếu bạn yêu cầu con mình làm một việc gì đó, khi đó bé có thể tò mò hỏi tại sao con phải làm nhiệm vụ đó?. Lúc này, bạn đừng nạt nộ hay lờ đi mà hãy trả lời con, cho phép con có không gian để hỏi tại sao.

Điều quan trọng là cho trẻ biết lý do tại sao sự việc xảy ra, tại sao con cần an toàn, tại sao việc học là quan trọng. Bố mẹ hãy tự nhắc nhở bản thân mình rằng việc cung cấp đầy đủ thông tin cho con là rất quan trọng.

Không sao cả nếu bạn không biết câu trả lời. Hãy nói: “mẹ cũng không biết, con hãy thử tìm hiểu”. Thực hiện theo cách này sẽ khuyến khích con tự tìm câu trả lời.

  1. Tôn trọng câu hỏi của trẻ

Nếu bạn hay bối rối và khó chịu với những câu hỏi của con mình, trẻ có thể bắt đầu nghĩ rằng bạn không muốn trả lời hoặc mình đặt câu hỏi không ổn từ đó trẻ sẽ e dè không dám hỏi. Hãy cho con bạn thấy rằng câu hỏi của con rất quan trọng bằng các phản ứng khích lệ. Điều này sẽ khuyến khích trẻ đặt câu hỏi một cách tự do và thoải mái tò mò về mọi thứ xung quanh.

Nếu con bạn hỏi trong một thời điểm bất tiện, bạn hãy nói cho trẻ biết mình đã nghe được, sẽ xem xét nó và trả lời sau. Để chắc chắn mình nhớ, bạn có thể đặt nhắc nhở trên điện thoại nếu cần.

  1. Đặt câu hỏi ngược lại cho trẻ

Nếu con đặt cho bạn một câu hỏi, hãy hỏi lại trẻ một câu liên quan mang tính khơi gợi. Điều này có thể giúp trẻ rèn luyện tư duy phải biện hoặc tìm một câu trả lời sáng tạo. Cũng giúp thúc đẩy phát triển, tình cảm và nhận thức tốt hơn.

Nếu con bạn hỏi tại sao em bé đó lại khóc? Hãy hỏi lại trẻ điều gì làm cho một đứa trẻ cảm thấy buồn hoặc điều gì làm cho con cảm thấy buồn?

  1. Đặt câu hỏi với con bạn

Ngoài việc để trẻ tự hỏi, bố mẹ cũng nên hỏi trẻ những câu xung quanh các hoạt động cụ thể để khơi gợi tính tò mò cũng như giúp trẻ biết cách đặt câu hỏi. Ví dụ nếu con bạn đang chơi với tàu lửa, hãy hỏi: “Tại sao chúng ta sử dụng tàu lửa?, “Chúng ta sử dụng tàu lửa để làm gì?”,  “Tàu lửa chạy ở đâu?.”

Thiết lập môi trường mà trẻ cảm thấy an toàn để đặt câu hỏi.

Hãy chắc chắn rằng trẻ biết việc đặt câu hỏi là tốt và không ai chỉ trích hay phê phán cả. Nó đặc biệt quan trọng đối với những đứa trẻ nhút nhát, rụt rè. Hãy nhắc nhở cho trẻ biết đặt câu hỏi khi không biết về vấn đề gì là điều quan trọng. Đảm bảo cho trẻ thấy tất cả các câu hỏi đều được tôn trọng.

  1. Phần thưởng cho trẻ

Trẻ em thường được khen thưởng khi có câu trả lời chính xác, nhưng khi trẻ đặt câu hỏi đúng thì lại không. Hãy thưởng cho những câu hỏi của trẻ, đôi khi đó chỉ là lời khen, khích lệ như “Mẹ thích câu hỏi của con, hãy khám phá nhiều hơn nhé.”

  1. Dành thời gian cho trẻ suy nghĩ về những câu hỏi

Nhiều khi trong khoảng thời gian eo hẹp, trẻ chẳng nghĩ được câu hỏi nào. Bạn nên cho trẻ thời gian suy nghĩ để đặt câu hỏi về một vấn đề gì đó.

  1. Đừng tạo áp lực thời gian cho trẻ

Đừng la mắng khi trẻ hỏi những câu hỏi tế nhị hoặc chưa đúng.

Trẻ thường hỏi những câu hỏi mà người lớn cho là không phù hợp khiến họ phải lúng túng, đặc biệt ở nơi công cộng, chẳng hạn như: “Tại sao cô gái kia ngồi xe lăn”, “Tại sao bạn kia có màu da khác con?.” Đừng xấu hổ hay quát mắng, bảo trẻ im lặng khi con đặt những câu hỏi kiểu này. Điều này làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ, tội lỗi về câu hỏi của mình. Thay vào đó, hãy trả lời trẻ một cách tự nhiên.

Bạn có thể trả lời câu hỏi trên của con: “Một số người con nhìn thấy sẽ khác mình, như một số người đeo kính, một số người có tóc xoăn, một số khác có màu đôi mắt khác nhau, mỗi người là duy nhất và màu da của mọi người có thể khác nhau, nhưng có không làm cho họ trở thành người xấu.

  1. Hãy làm cho con vui

Trẻ cm rất thích những trò chơi, vì vậy, bạn hãy cố gắng tạo cơ hội để trẻ hỏi trong lúc chơi. Hay cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm như vậy, trẻ sẽ hào hứng hơn để đặt ra câu hỏi và khám phá xung quanh.

Vừa rồi là cách khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này .  

Giáo viên Trần Thị Kim Minh – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn