- Bố mẹ quá chiều con, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách sai lệch, đáp ứng con một cách nhanh chóng, không cho con có cơ hội được nói
- Khi vốn từ vựng của trẻ chưa được hoàn thiện, trẻ sẽ dùng hành động, cử chỉ để giao tiếp, biểu đạt mong muốn của mình.
- Ví dụ: Trẻ sẽ chỉ tay vào quả cam khi muốn ăn. Nhiều bố mẹ hiểu ngay ý của con, vội vàng với lấy quả cam, bóc cho con ăn khi mà trẻ vẫn chưa nói ra những mong muốn của mình. Lâu dần, thói quen này sẽ khiến cho trẻ chậm nói.
- Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thật tốt, cha mẹ hãy gợi ý hoặc đặt các câu hỏi để trẻ nói ra những suy nghĩ của mình, bắt đầu từ những từ đơn, từ ghép, sau đó nói câu hoàn chỉnh.
- Bố mẹ cho trẻ xem TV quá nhiều
- Khi trẻ xem TV, trẻ chỉ tiếp cận thông tin một chiều, chỉ nghe âm thanh mà không được tương tác, nói chuyện khiến trẻ chậm nói và quên đi giọng nói của bố mẹ.
- Nội dung trên TV đa dạng, phong phú nhưng cũng có nhiều chương trình không phù hợp với trẻ.
- Xem TV trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến thị lực của con.
- Xem cùng con và đóng vai các nhân vật khác nhau đồng thời trò chuyện với con. Chọn các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, chương trình FasTracKids STEM,… để bật cho con xem.
- Bố mẹ lười nói chuyện với con vì nghĩ rằng “con chẳng hiểu gì”
- Nhiều phụ huynh dễ chán nản, không kiên trì với con vì con chỉ biết “ê”, “a” hoặc dùng tay chân chỉ trò các đồ vật, nhất định không chịu nói ra mong muốn
- Bố mẹ dành quá nhiều thời gian cho công việc thay vì quan sát, lắng nghe để hiểu các mong muốn của con.
- Thường xuyên nói chuyện với con, để con được lắng nghe giọng nói của bố mẹ ngay từ đầu.
- Bố mẹ hạn chế cho trẻ được tiếp xúc với môi trường bên ngoài
- Nỗi lo lắng về những nguy hiểm ngoài xã hội như bắt cóc, xâm hại,… khiến cho bố mẹ mang tâm lý đề phòng, bảo vệ con bằng cách “nhốt” con trong nhà, không cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Để phát triển tốt cho con ngay từ nhỏ, cha mẹ hãy cùng con tham gia các lớp học kỹ năng sống, chương trình FasTracKids STEM, tham gia các hoạt động bên ngoài dành cho trẻ.
- Giao tiếp là tương tác hai chiều, khi trẻ chơi đùa và nói chuyện với bạn bè, trả lời thầy cô và đặt câu hỏi để khám phá môi trường xung quanh cũng là một cách đơn giản để con phát triển ngôn ngữ.
- Bố mẹ nói chuyện với con bằng ngôn ngữ trẻ con; cố tình nói ngọng, nói chệch, nói sai
- Nhiều bố mẹ có thói quen dùng từ được tỉnh lược, dùng “ngoại ngữ của trẻ”: “ăn tơm”, “tún ton của bố” để gọi con, trò chuyện với con một cách dễ thương.
- Trẻ học theo, nói theo một thời gian dẫn đến khó chỉnh sửa.
- Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ nhỏ, bố mẹ nói với con bằng giọng chuẩn, chính xác ngay từ đầu.
(Theo cô Nguyễn Hân – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)