Mất tập trung là một bệnh lí thường gặp ở lứa tuổi 5 – 7 tuổi. Đa số các bạn chỉ tập trung được 7 – 10 phút và dễ bị xao nhãng, phân tán tư tưởng bởi những yếu tố khách quan bên ngoài. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ tập trung được trong khoảng thời gian ngắn 2 – 3 phút thì đó thực sự là một mối nguy hiểm và bố mẹ cần phải lưu tâm.
Việc mất tập trung có thể để lại một số hậu quả như: Trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới; trí nhớ suy giảm, mất dần khả năng ghi nhớ trong công việc; trẻ thiếu kiên trì, dễ nổi cáu và có thể mắc phải một số bệnh tâm lí… Để khắc phục tình trạng trên cần nhiều yếu tố khác nhau, trên đây là một số trò chơi giúp trẻ vừa rèn luyện kỹ năng sống trẻ em vừa tăng cường kỹ năng tập trung.
1. Trò chơi ghép hình
Đây là một trong số những trò chơi kích tư duy của trẻ rất tốt. Để ghép hình tốt, đòi hỏi trẻ phải tư duy tốt, đồng thời tay, mắt linh hoạt. Trò chơi ghép hình với những màu sắc khác nhau, hình ảnh khác nhau, độ khó khác nhau giúp trẻ cảm thấy phấn khích hơn, hào hứng hơn và mong muốn hoàn thành thử thách ấy. Do vậy, đây sẽ là một công cụ tốt giúp trẻ có thể tăng cường kỹ năng tập trung.
Tùy từng độ tuổi, sở thích khác nhau, bố mẹ có thể cho trẻ chơi ghép hình dưới những hình thức, sản phẩm khác nhau. Ví dụ, với những bé đang học chữ, bố mẹ có thể cho trẻ ghép hình về bảng chữ cái hay những hình nhiều màu sắc sẽ giúp trẻ hứng thú hơn. Với những bé trai có thể cho ghép hình về siêu nhân, siêu anh hùng…
2. Trò chơi tìm điểm giống/khác nhau
Trò chơi tìm điểm giống/ khác nhau kích thích tư duy linh hoạt và mắt nhìn nhanh. Những trò chơi tìm điểm giống nhau ví dụ như trò chơi Pikachu giúp trẻ vận dụng linh hoạt khả năng nhìn nhanh của mắt và tư duy não bộ. Tuy nhiên đây chủ yếu là trò chơi trên các thiết bị điện tử, do vậy bố mẹ không nên quá lạm dụng nó, bởi nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho thị giác của trẻ.
Cũng tương tự như trò chơi tìm điểm giống nhau, một số trò chơi tìm điểm khác biệt như: Cho trẻ tìm ra những điểm khác biệt trong 2 bức tranh gần giống nhau với một khoảng thời gian nhất định. Điều đó giúp trẻ hào hứng hơn, kích thích khả năng tìm tòi, chinh phục thử thách của trẻ, giúp trẻ tập trung trong thời gian lâu hơn, ngồi lâu hơn mà không cảm thấy chán. Tuy nhiên cũng cần lưu ý nếu cho trẻ tham gia chơi trên các thiết bị điện tử.
3. Trò chơi ma trận, giải thoát mê cung
Độ tuổi từ 5 – 10 tuổi là độ tuổi các bạn luôn muốn khám phá, chinh phục thử thách như một số trò liên quan đến ma trận, giải thoát mê cung, tìm đường đi…. Đây là trò chơi rèn luyện sự tập trung ở trẻ rất tốt bởi con đường, ma trận mà trẻ phải tìm ra có thẻ rất dài và rất nhiều thử thách bắt buộc trẻ không được phân tán tư tưởng, xao nhãng trong quá trình chơi. Do đó trẻ không chỉ rèn luyện được kỹ năng tập trung mà còn rèn luyện được sự kiên trì, bền bỉ – một trong những kỹ năng sống trẻ em được trú trọng giảng dạy trong bộ môn FasTracKids STEM.
Những trò chơi này, bố mẹ có thể cho các bạn chơi trên giấy, tự tạo ma trận cho các bạn hoặc mua một số cuốn sách kích thích tư duy thông minh, sáng tạo của trẻ. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể mua những ma trận đơn giản cho trẻ chơi.
4. Trò chơi ghi nhớ
Trò chơi ghi nhớ có thể tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, luật chơi khác nhau… Mục đích là giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung ghi nhớ những thông tin yêu cầu một cách chính xác trong thời gian nhanh nhất.
5. Trò chơi giải câu đố
Đây là một trò chơi rất đơn giản và rất phổ biến nhưng đem lại hiệu quả rất cao giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tập trung, suy nghĩ và sáng tạo – một trong những kỹ năng sống trẻ em quan trọng cần rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ. Hệ thống câu đố rất đa dạng, rất phong phú với nhiều lĩnh vực khác nhau, phù hợp với mọi lứa tuổi. Trò chơi giải câu đố xuất hiện từ rất lâu đời nhưng chưa bao giờ là “lỗi thời” vì cùng với sự phát triển của nhân loại, ngân hàng câu đố ngày càng giàu có, phong phú và phù hợp và đặc biệt, mục tiêu, ý nghĩa của trò chơi chưa bao giờ thay đổi.
Trò chơi giải câu đố là trò chơi đơn giản, dễ tổ chức, bố mẹ hoàn toàn có thể tham gia chơi cùng trẻ và hỗ trợ trẻ. Điều đó không những giúp bố mẹ có thể quan sát trẻ, theo dõi sự tập trung của trẻ mà còn cải thiện, nâng cao mối quan hệ tình cảm trong gia đình.
Một lưu ý sau khi cho trẻ chơi những trò này thì bố mẹ, thầy cô giáo nên có lời khen, lời động viên để trẻ cảm thấy hào hứng, hứng thú hơn mỗi khi tham gia hoạt động.
Theo cô Ngô Thị Thu Hiền – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara