MƯỜI MẸO NUÔI DẠY CON TỐT NHẤT

Cố gắng đưa ra những quyết định và mục tiêu đúng đắn nhất là mong muốn của bất kỳ cha mẹ nào. Cách các bậc cha mẹ nuôi dạy con cái thành công không cần thiết phải hoàn hảo, không một ai trong chúng ta – con cái hay bố mẹ là hoàn hảo cả. Tuy vậy, đặt mục tiêu hướng đến tiêu chuẩn cao cho con cái cũng là một cách xây dựng phong cách nuôi dạy con “hoàn hảo” mang nhiều nghĩa tích cực.

Vậy làm thế nào để chúng ta – các bậc cha mẹ, ngay lúc này có thể ứng dụng mười “mẹo” sau đây trong việc nuôi dạy con. Hãy cùng nhau tìm hiểu lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý học gia đình.

  1. Trở thành một hình mẫu tốt cho con

Những đứa trẻ từ khi còn bé đến lúc biết đi, biết nói, khám phá thế giới xung quanh…Chủ yếu học bằng cách bắt chước – mô phỏng, làm theo các hành động, cử chỉ, hành vi của người lớn – những người có uy tín với trẻ. Thay vì việc các bậc cha mẹ “chỉ nói mà không làm” thì hãy nên “nói kết hợp với làm”, thực hành cùng trẻ, chứng minh cho trẻ thấy việc đi bộ, nấu ăn, bắt vịt…hoàn toàn có thể thực hiện được. Phong cách nuôi dạy con theo mẹo này là lấy bản thân làm hình mẫu dựa theo học thuyết học tập xã hội của nhà tâm lý học nổi tiếng  Albert Bandura. Vì vậy, hãy xây dựng một phong cách nuôi dạy con cái đó là “trở thành hình mẫu mà bạn muốn con bạn sẽ giống như vậy”: Người được tôn trọng, người biết cách cư xử, người có sự hiểu biết, chia sẻ, đồng cảm.

  1. Cho các con thấy bạn yêu con theo cách như thế nào

Khi thể hiện sự yêu thương cũng là lúc mỗi chúng ta, theo cơ chế sinh học, kích hoạt hóc – môn có tên gọi là Oxytocin – chất hóa học thần kinh đem lại sự ấm áp, bình tĩnh, hài lòng. Yêu thương cũng là liều thuốc chữa lành tất cả các vết thương, không chỉ thể xác mà còn cả tâm hồn. Đây cũng là một yếu tố cấu thành nên phong cách nuôi dạy con cái hiệu quả. Và để phát huy hết yếu tố tinh thần này thì bản thân người cha, người mẹ cũng hãy yêu thương con cái theo cách “vô điều kiện” – trong tình yêu đó không có sự phán xét, cân đo đong đếm, toan tính. Tình yêu đôi khi là sự bình dị mà bất kỳ gia đình nào cũng có thể làm được. Đơn giản như cái ôm, cái hôn má, cái bắt tay và một nụ cười…Những điều hết sức đơn giản này nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ ngay từ khi ẵm bé.

  1. Cha mẹ luôn thể hiện sự nhất quán, bền vững trong phong cách nuôi dạy con cái

Với quan điểm này mà rất nhiều những nhà sinh lý học thần kinh, tâm lý học, các nhà giáo dục luôn đề cao việc tương tác, nói chuyện, lắng nghe trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ. Đứa trẻ khi ra đời với khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh với không nhiều kết nối (các Xinap). Chính chúng ta với phong cách nuôi dạy trẻ, đem lại cho trẻ “trải nghiệm tích cực” (tự trải nghiệm và có hướng dẫn tích cực), “kỷ luật tích cực” (tránh các biện pháp trừng phạt, tập trung vào nguyên do đằng sau hành vi của trẻ khi mắc lỗi). Đặt ra những giới hạn và nhất quán trong kỷ luật là chìa khóa thành công trong phong cách dạy trẻ uy tín. hãy coi những sai phạm của trẻ là cơ hội để con được học tập, trải nghiệm cho tương lai.

  1. Hãy là một nơi trú ngụ an toàn cho trẻ

Việc cha mẹ đáp ứng các tín hiệu nhanh là cơ sở tốt để trẻ phát triển khả năng điều chỉnh cảm xúc. Vì khi còn bé trẻ rất nhạy cảm với các giác quan, đặc biệt là thị giác và thính giác. Do vậy, để trẻ có thể phát triển tốt các kỹ năng xã hội và sức khỏe tinh thần về sau, các bậc cha mẹ hãy hỗ trợ và chấp nhận những nhu cầu của trẻ. Với phong cách nuôi dạy này, trẻ sẽ luôn được cảm thấy an toàn, ấm áp để có thể tự tin khám phá thế giới xung quanh trẻ.

  1. Thường xuyên nói chuyện với con bạn để giúp não bộ của trẻ thích ứng

Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu là cách tạo nên mối dây liên hệ bền chặt giữa cha mẹ và bộ não của con mình nếu chúng ta có thể duy trì được phong cách này. Ngay từ những năm đầu đời của một đứa trẻ, chúng lĩnh hội thông tin, thế giới thông qua các giác quan. Chúng ta vẫn thường hay nói “đứa trẻ là một tờ giấy trắng” do vậy, bức tranh càng đa dạng, phong phú, màu sắc tươi mới bao nhiêu thì bộ não của đứa trẻ càng thường xuyên được củng cố, phát triển và dễ thích ứng về sau này bấy nhiêu. Đứa trẻ sẽ có sự nhảy cảm nhất định về sau này với những lời nói, giọng điệu, âm thanh mà chúng thấy không quen thuộc. Trẻ rất nhạy cảm và có thể phản ứng hay nhận biết được với những tín hiệu xấu, không tích cực hay thân quen với trẻ. Do vậy, sự nỗ lực, cố gắng của bố mẹ mỗi ngày cũng chính là “hành trang” vững chắc để tạo dựng các kỹ năng xã hội về sau cho trẻ.

  1. Lật lại về “nhật ký” cuộc đời của mỗi chúng ta

Các bậc cha mẹ hãy tự chiêm nghiệm và suy tư về những hành động, lời nói, cách hành xử mà chúng ta không chấp nhận và thấy cần phải thay đổi để giúp cho cuộc sống của con mình trở nên tốt hơn. Chúng ta luôn có một mẫu hành vi nhất định đang thường xuyên túc trực và trú ngụ ở sâu thẳm trong bộ não của chúng ta. Nhưng chỉ với một câu nói, cử chỉ, hành động là những điều đó có thể lặp lại mà các bậc cha mẹ không thể ngờ đến. Đó có thể là một câu nói “không chủ ý”, một cái “bạt tai” tức giận mà sau đó chúng ta sẽ phải hối hận về hành động của mình. Do vậy, suy ngẫm lại về thời thơ ấu và tự rèn luyện, điều chỉnh hành vi từ tiêu cực, sang tích cực mỗi ngày là cơ hội để giúp con chúng ta thành công hơn.

  1. Chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mình

Cha mẹ tập trung quan tâm, chăm sóc các con là một việc làm đáng trân trọng, ghi nhận. Tuy nhiên, trước khi mình có thể lo lắng, để ý đến hạnh phúc của các con thì bản thân chúng ta cũng cần đảm bảo yếu tố sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Một ngày đi làm về với nhiều lo toan, bận rộn của cha mẹ. Bên cạnh là người nhân viên của công ty, thì về nhà chúng ta cũng làm cha, làm mẹ, trở thành người có vai trò chăm sóc, bảo ban, giáo dục và cung cấp cho trẻ nhiều giá trị. Do vậy các bậc cha mẹ, hãy cũng dành thời gian cho bản thân để củng cố niềm vui, hạnh phúc, nạp năng lượng “tinh thần” cho bản thân thật tốt, dù chỉ là một tiếng nói chuyện nhưng chứa trong đó là niềm hân hoan, sẻ chia, cảm thông thì đó vẫn là khoảng thời gian giá trị, đáng trân trọng.

  1. Không nên dùng đòn roi để trừng phạt con

Việc bố mẹ nhiều khi mất bình tĩnh, không kiềm chế được bản thân là điều không tránh khỏi. Hành xử này có thể kìm hãm, đem lại sự chấp hành mang tính nhất thời cho trẻ, cha mẹ cũng được giải tỏa phần nào áp lực. Tuy vậy, cả cha mẹ và con đều không có được sự đồng điệu  về mặt cảm xúc, đứa trẻ cũng sống trong sự sợ hãi lo lắng. Trẻ cũng sẽ bắt chước các hành động, lời nói mà cha mẹ thể hiện ra với trẻ để một cách vô thức, thể hiện chúng với người bên ngoài (có thể bạn bè, người lớn) những người mà trẻ ghét. Khi trẻ lớn lên, bản thân chúng cũng sẽ có xu hướng chống đối xã hội, phạm pháp, lạm dụng bạo lực trong gia đình.

  1. Luôn nhắc nhở bản thân về sứ mệnh và mục tiêu của mình

Không dễ gì khi mỗi đứa trẻ gọi chúng ta là “bố, mẹ” khi chúng bắt đầu bập bẹ biết nói, biết đi. Đây là niềm hạnh phúc mà hầu hết các bậc sinh thành nên những đứa trẻ là chủ nhân tương lai, người kiến tạo và xây dựng thế giới trở nên tốt đẹp hơn mới được cảm nhận. Một ngày nào đó không xa, những đứa con của chúng ta sẽ luôn thầm cảm ơn công sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ mình. Nuôi trẻ ăn, học, trẻ phát triển là một phần, nhưng làm sao để mỗi đứa trẻ khi trưởng thành đều có khả năng thích ứng xã hội, có những kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, cảm thông…Đó mới thực sự là một “công trình thế kỷ 21” mà chỉ có người cha, người mẹ chịu khó chăm chút, dành thời gian cho các con xứng đáng nhận thành quả này.

  1. Tiếp nhận những phong cách dạy trẻ mới từ những phát hiện trong các lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học và sinh lý học

Nghe có vẻ hàn lâm nhưng thực chất là dựa trên cơ sở quan điểm, lý thuyết từ những nhà giáo dục, tâm lý đi trước đã đúc kết mà làm cơ sở, nền tảng để các bậc cha mẹ có thể tìm tòi, khám phá các loại sách báo, phương pháp dạy con hiệu quả. Có thể thành lập các câu lạc bộ, hội nhóm, nơi chia sẻ những nguồn thông tin chính xác, chuẩn để cùng nhau kết nối với mục tiêu chung là các con được mạnh khỏe, hạnh phúc, phát triển kỹ năng xã hội trong thế kỷ 21. Như vậy là bản thân cha mẹ đã trở thành một người thông thái, người có hiểu biết và tiệm cận trong tư duy mang tính thời đại. Từ đó có thể dễ dàng làm bạn, trò chuyện cùng con.

Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này .  

Giáo viên Ninh Bảo Khánh – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn