NHẬN BIẾT VÀ KHẮC PHỤC KHI CON MẤT TẬP TRUNG?

Đối với bất kỳ lứa tuổi nào trẻ cũng đều có thể gặp vấn đề trong việc TẬP TRUNG. Vậy làm thế nào để nhận biết có bị mất tập trung hay không và cách khắc phục việc mất tập trung cho con khi học như thế nào?

Cách nhận biết khi con bị mất tập trung

  1. Trẻ không thể tập trung làm một việc lâu dài

Trong quá trình học tập, trẻ mất tập trung biểu hiện ở việc con giảm chú ý khi tham gia làm một việc mà giáo viên yêu cầu. Ví dụ như, khi giáo viên đưa ra câu hỏi để các con tìm hiểu trong quá trình xem video clip, nhưng con lại không chú ý xem video mà làm việc riêng, nói chuyện riêng,…

Khi bố mẹ giao một công việc nhỏ tại nhà, con không tập trung làm công việc chính của mình nên con làm rất lâu, con hay làm đan xen nhiều việc khác cùng một lúc,…

  • Trẻ không thể tập trung lâu dài, trẻ sẽ khó có thể ở yên một chỗ để hoàn thành công việc của mình
    Trẻ không thể tập trung làm một việc lâu dài
    Trẻ không thể tập trung làm một việc lâu dài
  1. Dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khác

Khi tham gia học tập hay làm các việc đơn giản tại nhà, con dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động bên ngoài. Như, khi con đang làm bài tập nhưng chỉ cần nghe thấy tiếng tivi là con sẽ mất tập trung, vừa làm bài vừa xem tivi điều này khiến cho hoạt động học tập của con trở nên không hiệu quả.

  • Đối với trẻ ở lứa tuổi nhỏ, khả năng tập trung của các con không cao và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động vui chơi bên ngoài, tiếng ồn ào, chương trình tivi, trò chơi xung quanh hay các cuộc nói chuyện bên ngoài.
Dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khác
Dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khác
  1. Trẻ không thực hiện yêu cầu, kỉ luật được đưa ra

Khi đưa ra các yêu cầu đối với trẻ, trẻ không thực hiện theo yêu cầu mà chỉ tập trung làm những việc mình thích. Điều này không phải do con cố ý chống đối mà do con dễ mất tập trung, không hứng thú với yêu cầu đưa ra, vì vậy con thường không thực hiện theo yêu cầu mà chỉ làm những việc mình thích

  • Trong học tập, trẻ sẽ không chú ý nghe lời giáo viên giảng bài hoặc hướng dẫn làm bài dẫn đến việc con làm sai, hoặc hiểu không đúng yêu cầu. Khi ở nhà, trẻ không chịu tập trung nghe bố mẹ hướng dẫn học bài hoặc hướng dẫn làm một việc gì đó.

Cách khắc phục việc mất tập trung cho trẻ

Từ những biểu hiện của việc mất tập trung ở trẻ như vậy thì làm cách nào để khắc phục tình trạng đó? Dưới đây là một số cách khắc phục việc mất tập trung cho trẻ:

  1. Tạo không gian học tập yên tĩnh cho con

Khi trẻ mất tập trung, con thường có biểu hiện dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động bên ngoài, tiếng ồn xung quanh,… Vì vậy bố/mẹ nên tạo cho con một không gian học tập yên tĩnh để con có thể tăng khả năng tập trung của mình và hoàn thành tốt việc được giao.

  1. Đưa ra thời gian biểu cho con

Việc thiết lập thời gian biểu cho con, con sẽ đặt mình trong tình huống cần phải hoàn thành được nhiệm vụ 1 mới có thể chuyển sang nhiệm vụ 2 hoặc được phần thưởng. Khi các con có thời gian biểu phù hợp, con sẽ chú ý hơn trong việc hoàn thành nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định, không kéo dài thời gian hay lơ là nhiệm vụ chính. Bố/mẹ nên đan xen giữa việc cho con làm 1 nhiệm vụ với việc cho con thực hiện một nhiệm vụ mình thích.

  1. Các trò chơi giúp con tăng khả năng tập trung

Bố/mẹ/ giáo viên có thể tạo các trò chơi để giúp con tăng khả năng tập trung chú ý của mình. Điều này giúp các con tăng được khả năng tập trung và các con cũng cảm thấy thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng. Một số trò chơi gợi ý như:

3.1  Trò chơi xếp hình: Đưa ra các mảnh ghép để con có thể tập trung xếp các mảnh ghép lại thành 1 hình hoàn chỉnh .

3.2  Trò chơi giải ô chữ: Đưa ra các câu hỏi để con tập trung ghi nhớ các thông tin và đưa ra câu trả lời cuối cùng của ô chữ

3.3  Domino: Trẻ tiến hành xếp các quân bài Domino tạo thành những hình khó, như: hình xoáy ốc, mê cung,…

3.4  Trò chơi đoán hình: Đưa ra cho trẻ các hình ảnh khác nhau, sau đó úp hình ảnh xuống và di chuyển đổi vị trí của hình ảnh. Nhiệm vụ của trẻ là ghi nhớ vị trí của hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

3.5 Trò chơi Bingo: Trẻ sắp xếp ngẫu nhiên các chữ số sau đó cùng với người chơi khác đọc tên các số mình muốn. Khi nào trẻ gạch được hết những hàng ngang, hàng dọc hay hàng chéo thì sẽ hô Bingo! Đối với trò chơi này, đòi hòi trẻ phải tập trung lắng nghe các ô số mà bạn khác đọc lên và sắp xếp sao cho phù hợp với bảng chơi của mình.

Các trò chơi giúp con tăng khả năng tập trung
Các trò chơi giúp con tăng khả năng tập trung
  1. Phương pháp giáo dục phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều cách giáo dục khác nhau để tăng khả năng tập trung cho trẻ, như giáo dục thông qua các trò chơi, giáo dục thông qua thiết lập các mục tiêu cho trẻ,… Tuy nhiên, hiện nay có phương pháp rất phù hợp cho trẻ có khả năng tập trung ngắn có thể tiếp thu và tập trung nhiều hơn đó là Phương pháp giáo dục Zigzag. Phương pháp này hiện nay có rất ít các cơ sở giáo dục thực hiện được, nhưng đối với chương trình giáo dục Kỹ năng sống tại Hệ thống giáo dục Kỹ năng sống Cara thì phương pháp Zigzag được sử dụng thường xuyên và đã có những hiệu quả nhất định.

Đối với phương pháp giáo dục này, người học làm trung tâm và chủ động trong tiếp thu kiến thức thông qua các hoạt động. Cùng học về một nội dung, nhưng khi sử dụng phương pháp giáo dục ZigZag, các con sẽ không bị nhàm chán về nội dung học mà luôn trong trạng thái chủ động tiếp thu kiến thức thông qua các hoạt động. Điều này cũng giúp người học tăng khả năng tập trung, thích nghi, đáp ứng kịp với các hoạt động thay đổi liên tục.

Phương pháp giáo dục phù hợp
Phương pháp giáo dục phù hợp

Việc mất tập trung xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nếu có những phương pháp giáo dục sớm, kịp thời và phù hợp sẽ giúp trẻ khắc phục những hạn chế và tập trung hơn để giải quyết các công việc.

Vừa rồi là những cách phát hiện và giúp bố mẹ có thể khắc phục bệnh mất tập trung của con mình. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

Giáo viên Hoàng Thị Bích Phương – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn