Những cảm xúc của con bố mẹ có hiểu?

Hiểu cảm xúc của con ngay từ khi con còn nhỏ là một bí quyết quan trọng trong hành trình yêu thương mà mỗi người làm cha mẹ nên biết. Bởi hiểu cảm xúc của con cũng chính là cách bố mẹ hiểu tính cách con cái của mình. Từ đó sẽ có hướng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng cá nhân, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ.

1. Trẻ thường có những cảm xúc gì?

Cũng giống như người lớn, trẻ con cũng có rất nhiều cảm xúc khác nhau trong cuộc sống hằng ngày: Giận dỗi, vui vẻ, buồn bã, cô đơn, tủi thân, sợ hãi,… Cảm xúc bao gồm cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực. những cảm xúc tích cực là cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, hớn hở,… còn những cảm xúc tiêu cực là sự giận dỗi, xấu hổ, buồn, sợ hãi, giận dữ, buồn bã, tủi thân, ghen tức,… Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đúng cách, cha mẹ hãy tìm hiểu và xác định được cảm xúc của con.

Cha mẹ hãy tìm hiểu và động viên con khi trẻ có cảm xúc buồn

2. Con sẽ thể hiện cảm xúc như thế nào?

Trẻ thường bộc lộ cảm xúc ngay qua nét mặt, cử chỉ, hành động tay chân của mình nên nếu chú ý người lớn có thể nhận ra ngay điều đó. Khi trẻ vui trẻ sẽ biểu lộ nét mặt tươi vui, hay cười, nói nhiều, hỏi nhiều và có thể chạy nhảy quanh nhà. Khi trẻ giận dữ sẽ thế nào? Cau mày, nhăn mặt, vùng vằng với bố mẹ. Có trẻ sẽ lầm lì không nói gì, đi ra một không gian khác nhưng có trẻ lại học hằn, nói to. Và điểm chung của mọi trẻ lúc này là đều không nghe lời bất cứ yêu cầu gì của bố mẹ. Tuy nhiên, người lớn cần biết điều này là mức độ cảm xúc của con vẫn còn rất đơn giản chưa phức tạp như người lớn, nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đúng cách .

3. Con thường có những cảm xúc đó khi nào?

Người lớn cần nắm được con sẽ thể hiện cảm xúc tiêu cực hay cảm xúc tích cực trong hoàn cảnh nào? Những cảm xúc tiêu cực thường có khi trẻ không được người lớn đáp ứng nhu cầu của mình. Trẻ buồn bã, giận dỗi khi bị người lớn mắng. Trẻ cảm thấy tủi thân khi thấy bố mẹ mình yêu quý đứa trẻ khác mà không yêu thương mình. Điều này có thể xảy ra ngay chính với anh chị em của trẻ. Mẹ sinh em bé, bố mẹ dồn hết sự quan tâm cho em và không dành nhiều thời gian cho trẻ như trước nữa nên trẻ sẽ cảm thấy buồn bã và dần dần cảm xúc được đẩy lên thành sự ghen tức. Trong trường hợp này, hãy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng cách kể cho trẻ những câu chuyện về sự nhường nhịn hay sẻ chia. Trẻ sẽ thể hiện sự sợ hãi khi nào? Điều sợ hãi nhất đối với trẻ là khi trẻ không cảm thấy an toàn, khi trẻ cô đơn không có người thân bên cạnh. Hãy đơn giản chỉ là trẻ sợ động vật, sợ tiếng sấm, tiếng khoan và sợ một người lạ nào đó.

Con sẽ thể hiện những cảm xúc buồn khi bắt gặp cha mẹ cãi nhau

4. Tại sao con có những cảm xúc như vậy?

Trẻ thường bộc lộ cảm xúc ngay qua nét mặt, cử chỉ, hành động nên nếu chú ý người lớn có thể nhận ra ngay. Tuy nhiên mức độ cảm xúc của con còn rất đơn giản chưa phức tạp như người lớn. Con sẽ bộc lộ cảm xúc vui vẻ chỉ đơn giản khi bố mẹ trọc cho con cười hay con sẽ ngay lập tức tủi thân khi nhìn thấy mẹ hay bố đang ôm một đứa trẻ khác.

Ngoài ra, để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đúng cách nhất ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy cho con đến với các khóa học kỹ năng sống, khóa học FasTracKids STEM của Cara để trẻ được phát triển các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21!

Theo cô Nguyễn Thị Nhật Lệ – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn