Montessori là một trong những phương pháp giáo dục phổ biến dành cho trẻ nhỏ. Nó được đánh giá cao bởi nhiều hệ thống giáo dục lớn và đã được chứng minh hiệu quả cùng cải tiến rất nhiều nhằm có thể mang đến những hiệu quả giáo dục hợp thời đại. Vậy Montessori là gì? Có những lưu ý nào khi cho con theo học phương pháp giáo dục này?
Giới thiệu về phương pháp giáo dục Montessori
Phương pháp Montessori được đặt tên theo người sáng lập – tiến sĩ Maria Montessori người Ý. Phương pháp lần đầu được giới thiệu vào cuối thập niên 1800, tính đến nay đã trải qua 200 năm ứng dụng và cải tiến. Phương pháp được xây dựng với mục tiêu giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cần hòa nhập với môi trường xã hội.
Với những thành tựu vượt trội trong thực nghiệm, Montessori được mở rộng đối với tất cả trẻ em. Một số nội dung trong phương pháp này có thể kể đến như trẻ có thể tự chăm sóc bản thân, môi trường xung quanh, phát triển năng khiếu bẩm sinh, tư duy, kỹ năng ngôn ngữ, giác quan…
Trẻ ở lứa tuổi nào thì có thể ứng dụng Montessori vào giảng dạy
Montessori được xem là phương pháp áp dụng tối ưu nhất cho bé trong giai đoạn đầu đời từ năm 0-6 tuổi. Đây chính là thời kỳ “vàng” để trẻ nhận thức, tiếp thu đồng thời góp phần hình thành nên tính cách và định hình nhân cách phát triển của trẻ sau này.
Trong những năm đầu đời, Montessori giúp phát triển và kích thích trí tuệ, khơi dậy tiềm năng của mỗi bé. Các em sẽ nhận thức, học cách tiếp thu những kiến thức một cách tự nhiên và chủ động khám phá dưới sự hỗ trợ của người hướng dẫn. Nhờ vậy, trẻ có cơ hội thể hiện được khả năng, tìm tòi, quan sát, sửa sai và sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân.
Có thể thấy được điểm khác biệt lớn nhất của Montessori là việc để trẻ tự do phát triển, tạo cảm giác thoải mái nhất cho sự học. Trẻ được chủ động chọn lựa nơi mình thích, trò chơi mình muốn để tự do theo đuổi đam mê của chính mình.
Mục tiêu và giá trị mà phương pháp Montessori hướng tới
Mục tiêu của Montessori là mang tới 5 nhóm kiến thức chính là cuộc sống, văn hóa, ngôn ngữ, giác quan và toán học một cách thụ động và trực quan nhất. Điều này nhằm mục tiêu khơi gợi mọi tiềm năng trong trẻ. Không chỉ vậy, những kiến thức phụ trợ để trẻ có một nền tảng vững vàng hơn khi bước vào ngưỡng cửa tiểu học.
Mục tiêu sâu xa mà phương pháp Montessori mong muốn mang tới đó chính là để trẻ được phát huy tiềm năng thiên bẩm của bản thân mình và được thoải mái nhất trong quá trình học tập. Từ đó, niềm yêu thích học hành được đẩy lên cao và trẻ sẽ không còn học như một nghĩa vụ mà xem đó là một niềm vui.
Thực trạng của phương pháp giáo dục Montessori tại Việt Nam
Phương pháp giáo dục Montessori cho chúng ta thấy khả năng khơi gợi năng lực tiềm tàng tuyệt vời. Tuy nhiên, với bản chất là một phương pháp hướng tới sự độc lập của trẻ, Montessori lại thiếu đi những sự phát triển về tương tác tập thể.
Thực tế đã cho thấy rất nhiều trường hợp, sự độc lập dù tốt nhưng các con cũng cần phải được phát triển và kết nối với bạn bè. Đây là một trong những điểm còn khá hạn chế mà Montessori chưa làm được.
Ngoài ra, có thể thấy Montessori khá chú trọng và việc phát triển trí tuệ và trí tưởng tượng. Điều này khiến phần lớn các cơ sở giáo dục không theo kịp và ứng dụng được nó vào giảng dạy. Do đó, Montessori vẫn còn gặp nhiều hạn chế nếu muốn thực sự áp dụng vào các chương trình học của mọi cơ sở.
Trên đây là những điều mà bạn cần biết về phương pháp giáo dục Montessori. Đây là một phương pháp giáo dục rất hay và hiệu quả cho các bé lớp mầm. Tuy còn một số mặt hạn chế nhưng nếu được kết hợp với các phương pháp giáo dục khác, Montessori sẽ giúp các bé phát triển vô cùng toàn diện và không bị rập khuôn tư duy.
Để được biết thêm nhiều kiến thức hay về giáo dục và nuôi dạy con, hãy theo dõi các bài đăng tiếp theo của Cara tại https://cara.edu.vn/tin-tuc