Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ bằng trò chơi

Thực sự các bạn nhỏ của chúng ta vô cùng thông minh và có nhiều ý tưởng tuyệt vời. Trong một số trường hợp, bố mẹ rất ngạc nhiên vì những triết lý của con, có những lúc còn phá lên cười vì những điều mà con thể hiện ra ngoài. Bố mẹ hay gắn cho con một chiếc mác to đùng đó là: “Ông cụ non/ Bà cụ non”. Thực tế, khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ luôn có sẵn, nhưng làm thế nào để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thì bố mẹ có thể tham khảo một số trò chơi đơn giản tại nhà như sau:

1. Cùng con chơi lego

Một trong những trò chơi giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của mình rất nhiều. Trẻ cần dử dụng các miếng ghép lego khác nhau để tạo ra một hình khác mà trẻ mong muốn. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ cảm thấy hơi lo lắng khi trẻ dành quá nhiều thời gian để chơi lego và ít tương tác với bố mẹ. Thực tế, bố mẹ có thể đưa ra khung giờ phù hợp để cùng chơi với con, như vậy bố mẹ vừa giúp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, vừa có thời gian tương tác với con nhiều hơn.

Chơi lego sẽ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của mình

2. Chơi vẽ hình

Vẽ là một môn nghệ thuật giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo rất tốt. Tuy nhiên, không phải bạn nhỏ nào cũng yêu thích vẽ. Thời gian ngồi vẽ, tô màu rất dễ khiến trẻ mất tập trung và dần giảm đi độ hứng thú. Tuy nhiên để hoạt động vẽ gần gũi với con hơn, bố mẹ có thể phát triển khả năng sáng tạo của trẻ và gây hứng thú bằng nhiều trò chơi vẽ khác nhau.

  • Từ một hình tròn, bé có thể vẽ ra hình ông mặt trời, hình quả bóng, hình quả cam, hình chiếc vòng tay,…
  • Từ hình vuông, bé có thể vẽ mặt cười, mặt buồn, mặt ngạc nhiên, mặt tức giận,…
  • Từ số 1 bé có thể vẽ thành con thuyền, số 2 bé vẽ thành chú chim ngộ nghĩnh, từ số 3 bé có thể hô biến thành 1 chú thỏ thật đáng yêu,…

Bố mẹ hãy cứ tin rằng, mỗi nét vẽ nghuệch ngoạc của con biết đâu lại trở thành những tác phẩm tuyệt đẹp và rất có hồn đấy ạ!

Vẽ hình có thể giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo tốt nhất

3. Chơi với chun vòng

Nhiều bố mẹ nghiêm cấm con chơi với chun do tâm lý sợ con ngậm chun bẩn vào miệng, nuốt chun, bắn chun vào người khác,… Để giải quyết nỗi lo của bố mẹ, chúng ta có thể hướng dẫn trẻ tạo ra một vài trò chơi với chun như:

+ Sáng tạo hình bằng chun: hình ngôi sao, hình chữ cái (U, T, V,…)

+ Tết dây chun nhiều màu để tạo ra những đồ vật mới: vòng tay, chiếc nơ buộc tóc, sợi dây, …

+ Tạo đồ handmade bằng chun

Trò chơi với chun vòng được xem là là một trò chơi mang đầy sự tưởng tượng bởi vì không chỉ kích thích óc quan sát, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, ghi nhớ mà còn rèn cho trẻ tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, sự tập trung cao độ. Bố mẹ hãy dành thêm thời gian hướng dẫn, cùng con tạo nên những hình dạng, đồ vật, chữ cái mà bé yêu thích bằng các dây chun vòng nhé!

4. Trò chơi: “Tìm kiếm sự khác biệt”

Đây là một trò chơi thúc đẩy sự sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng, khả năng quan sát nhanh nhạy cho trẻ rất tốt. Bố mẹ có thể cùng trẻ chơi trò chơi này ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào mà bố mẹ thấy phù hợp. Để trẻ làm quen với trò chơi này, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ bắt đầu chơi từ những đồ vật đơn giản, gần gũi với trẻ như: so sánh loại trái cây, rau – củ – quả, một số đồ vật trong gia đình,… Bố mẹ có thể gợi ý một số điểm khác biệt cơ bản như: về màu sắc, hình dáng,…

Học sinh Cara chơi trò “Tìm kiếm sự khác biệt”

5. Trò chơi “kể chuyện”

Trong vô số các trò chơi giúp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thì không thể thiếu trò chơi kể chuyện, thông qua những hình ảnh, câu chuyện gần gũi xung quanh mình, trẻ sẽ học được rất nhiều thứ trong cuộc sống.

Để trẻ nắm được cách kể một câu chuyện, bố mẹ hãy đưa ra một vài hình ảnh và cùng trẻ sáng tạo ra câu chuyện. Đồng thời, bố mẹ hãy giành thời gian vào mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, để kể cho trẻ nghe những câu chuyện thật hay và hấp dẫn. Khi trẻ đã quen thuộc các câu chuyện mà bố mẹ kể hằng ngày hãy khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện đó. Nếu trẻ không nhớ các chi tiết hay gặp khó khăn trong việc diễn đạt, bố mẹ có thể gợi ý để trẻ tiếp tục kể câu chuyện của mình.

Trò chơi kể chuyện không chỉ giúp trẻ nâng cao khả năng diễn đạt, mà còn giúp trẻ mở rộng vốn từ, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo tiềm ẩn trong trẻ.

Hơn thế nữa, cha mẹ hãy tìm hiểu và đăng kí cho trẻ tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, chương trình FasTracKids STEM,… để được phát triển đúng cách nhất ngay từ ban đầu. Ở đây, trẻ được gặp gỡ các bạn đồng trang lứa, tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với cùng lứa tuổi, cùng nhau phát triển tốt các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21.

Theo cô Tiên – Giáo viên bộ môn FasTracKIds STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn