Con mất tập trung mỗi khi học bài ở trên lớp hay ở nhà là một trong những vấn đề tiêu biểu nhất mà phụ huynh thường thấy ở con của mình. Đôi khi phụ huynh còn chưa biết cách phải làm như thế nào để giúp con cải thiện kỹ năng tập trung cho trẻ, thậm chí còn vấp phải những nhận xét tiêu cực như con chỉ tập trung được 10 -15 phút, con nghịch ngợm, trêu đùa trong giờ học hay con có hàng trăm lí do để trì hoãn việc ngồi yên trên bàn học.
Vậy đã bao giờ bố mẹ tìm hiểu rằng tại sao con lại mất tập trung mỗi khi học bài hay không?
Khoảng thời gian từ mầm non lên tiểu học, hoạt động chủ đạo của con chuyển từ vui chơi sang học tập. Con chỉ tập trung vào những gì mình thích, làm những thứ mình quan tâm. Chính vì vậy các yếu tố bên ngoài rất dễ ảnh hưởng đến kỹ năng tập trung của trẻ. Do vậy, khi lên lớp hoặc học bài ở nhà, con không tập trung, hay nghịch ngợm, nói chuyện cùng bạn bè.
Ngoài ra, nội dung chương trình học nặng nề, cũng như làm quen với phương pháp và phong cách giáo viên là những yếu tố góp phần vào làm con kém tập trung trong học tập. Điều đó cho chúng ta một hướng đi khác trong việc tìm cho con phương pháp học tập tập trung – đó chính là đồng hành cùng con trong tác động vào ngoại cảnh.
Khi con mất tập trung trong học tập bố mẹ NÊN và KHÔNG NÊN làm điểu gì?
- Bố mẹ KHÔNG NÊN quá căng thẳng và lo lắng về tình trạng mất tập trung của con vì như vậy sẽ vô tình tạo nên áp lực cho con. Quát mắng hay cố gắng o ép con chỉ làm tình trạng của con tồi tệ hơn. Chúng ta không thể học bất cứ thứ gì khi não bộ ở trạng thái ức chế hay quá áp lực thì con trẻ cũng như vậy thay vào đó việc thay đổi thái độ của cha mẹ là bước đầu tiên để cải thiện kỹ năng tập trung cho trẻ. Hãy nhìn nhận tình trạng của con một cách tích cực và đem lại cho con một trạng thái hưng phấn khi tham gia bất cứ một công việc gì.
- Bố mẹ NÊN hiểu những điểu con muốn: Không có một trường học hay giáo viên nào hiểu con hơn cha mẹ. Hãy là người luôn luôn lắng nghe con. Trí tưởng tượng của con rất phong phú vì vậy mỗi việc con làm đều có mục đích mà con mong muốn. Lắng nghe giúp cha mẹ không thấy rằng việc con làm là vô nghĩa. Khi cha mẹ hiểu được mong muốn của con và có thể dễ dàng điều chỉnh nó phù hợp hơn và tốt hơn cho con.
- NÊN cùng con đặt ra những mục tiêu: Trẻ em luôn thích khám phá và thích những phần thưởng. Hãy đặt cho con những mục tiêu trong học tập và rõ ràng với con về thứ mà con có được. Mục tiêu đó phải phù hợp với khả năng của con. Nếu mục tiêu bạn đặt ra quá lớn với con có thể sẽ khiến con có cảm giác thất bại và chán nản khi không đạt được nó.Việc con hoàn thành những mục tiêu nhỏ sẽ tạo động lực để con hoàn thành những mục tiêu cao hơn. Điều này sẽ giúp phát triển tốt kỹ năng tập trung cho trẻ.
- Khi con học bài NÊN tạo cho con một không gian yên tĩnh và định mức thời gian hoàn thành sẽ khiến kỹ năng tập trung cho trẻ tốt hơn. Cha mẹ hoàn toàn có thể tạo cho con một góc học tập thoáng đãng và ít tiếng ồn nhất có thể. Cùng con thư giãn ở những nơi yên tĩnh và trò chuyện cha mẹ sẽ thấy những cảm nhận khác biệt từ chính con.
- NÊN để cho con có quyền làm chủ: Bố mẹ đừng nên lo sợ rằng con sẽ không làm được và làm hộ con vô tình khiến con trở nên phụ thuộc. Bởi vì cách con tìm hiểu và khám phá cách làm mới, công việc mới góp phần nâng cao sự tập trung của con. Cảm giác được làm chủ và hiểu được trách nhiệm của mình thôi thúc con hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Bố mẹ là những người con cần nhất và có thể cùng con vượt qua mọi khó khăn trong những bài học đường đời đầu tiên chính vì vậy không một phương pháp nào tốt hơn để giúp con vượt qua sự mất tập trung trong học tập đó chính là đồng hành cùng con. Hãy tìm hiểu và cho trẻ tham gia vào lớp học kỹ năng sống, khóa học FasTracKids cho trẻ,… để con được phát triển đúng cách nhất ngay từ ban đầu, trẻ được tiếp cận với phương pháp giáo dục phù hợp với thời đại hiện nay.
Theo cô Phạm Thị Ngọc Ánh – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara