STEM – Phương pháp giáo dục thay đổi tương lai cho trẻ?

Các chuyên gia giáo dục, các nhà lãnh đạo đều đồng ý rằng để trẻ có thể thành công trong các thập niên tới, việc đưa STEM vào giáo dục từ sớm là rất cần thiết. Các chuyên gia cũng dự đoán về hàng trăm nghìn việc làm trong lĩnh vực STEM trong những năm tới.
Nhưng nhiều phụ huynh và giáo viên tự hỏi, ở độ tuổi nào thì thích hợp để bắt đầu dạy trẻ STEM? Câu trả lời là: Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu giáo dục STEM, và một cách lý tưởng để dạy STEM là hãy cho trẻ đi ra ngoài tự nhiên. Hãy để tôi giải thích tại sao.

STEM là gì?

Cá nhân tôi coi STEM thực sự là một triết lý, một phương pháp giáo dục rất đáng để thử. STEM là một cách suy nghĩ về cách các nhà giáo dục ở tất cả các cấp độ, kể cả phụ huynh, nên giúp trẻ tích hợp kiến thức giữa các ngành, khuyến khích họ suy nghĩ theo cách toàn diện và kết nối hơn .

Với hơn 10 năm làm việc, nghiên cứu về giáo dục sớm, giáo dục Kỹ năng cho trẻ, chúng tôi đã đúc rút và hiểu rằng thành công trong học tập đòi hỏi người học phải là trung tâm của trải nghiệm, tạo ra các kết nối giữa các ngành và dựa theo các tình huống. Trẻ em cần được trao cơ hội sáng tạo trong học tập, được trải nghiệm cùng một vật liệu trong các môi trường khác nhau và thông qua các ống kính khác nhau. Cách tiếp cận truyền thống trong giảng dạy có thể chưa hỗ trợ cho trẻ học tốt nhất.

Tham khảo thêm: Khóa học FasTracKids STEM

STEM, là cách chúng ta cho trẻ em cơ hội trải nghiệm một ý tưởng trong nhiều môi trường khác nhau, mà chúng ta gọi là học tập theo ngữ cảnh. Ví dụ, thay vì chúng ta chỉ dạy trẻ số học bằng các bảng tính toán để giúp thực hành đếm, chúng ta có thể đưa học sinh ra ngoài để thực hành đếm các vật thể thực mà chúng tìm thấy, như đá, trứng cá hoặc lá cây. Việc học của trẻ sẽ được củng cố khi họ học các kỹ năng, ý tưởng và khái niệm giống nhau trong các bối cảnh khác nhau.

Học STEM khi nào là thích hợp nhất – Hãy xây một ngôi nhà từ móng!

Giáo dục trẻ giống như việc xây một ngôi nhà. Hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ xây dựng một tòa nhà cao. Bạn đã chọn địa điểm hoàn hảo, chuẩn bị mặt bằng và đã đến lúc bắt đầu xây dựng. Bạn bắt đầu từ đâu? Bạn chắc chắn không đặt nền tảng trên tầng 5. Vậy tại sao chúng ta phải đợi cho đến khi học sinh 5 tuổi và vào mẫu giáo để bắt đầu tham gia vào các hoạt động STEM? Học sinh là những người học cực kỳ tích cực khi 1, 2 và 3 tuổi, và các phụ huynh có thể bắt đầu xây dựng nền tảng cho con trẻ với STEM ngay khi chúng bước vào thế giới này.

Vợ chồng tôi có một bé gái nay đã 5 tuổi, nhưng ngay từ khi con gái Shophia của tôi chỉ mới 8 tháng tuổi, tôi đã đưa bé đi chạm vào lá cây, ngắm nhện, ngắm hoàng hôn, cầm gậy, lắng nghe thác nước và đi dạo… Chúng tôi đã làm STEM lúc bé 15 tháng tuổi? Vâng, tôi thực sự tin như vậy. Bé đang điều tra thế giới tự nhiên xung quanh mình, kiểm tra nó bằng những ngón tay nhỏ bé của mình, xem nó thay đổi, lắng nghe âm thanh và cảm nhận kết cấu của nó.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra khá rõ ràng rằng cách thực hành tốt nhất trong giáo dục sớm cho trẻ là tách ra khỏi sự dạy dỗ thụ động và cho phép chơi và điều tra nhiều hơn, và kiểu học sớm này giúp xây dựng các kỹ năng và sở thích phục vụ trẻ em trong suốt những năm học, và sau đó trong cuộc sống. Theo TS. Nguyễn Trọng Tiến – Hệ thống giáo dục Kỹ năng Cara “việc tạo ra các cơ hội cho phép trẻ chủ động trong việc học của riêng mình không chỉ tốt cho việc học STEM, mà còn cho thành công học tập dài hạn nói chung. Thật không may, trong hầu hết các hướng dẫn học tập, trẻ em ở chế độ thụ động hoặc dễ tiếp nhận thay vì chế độ chủ động hơn. Giáo dục mầm non nên khơi dậy sự tò mò tự nhiên của trẻ và tạo cho trẻ cơ hội tham gia tích cực vào việc học của chính chúng”.

STEM – Thay đổi tư duy để thay đổi tương lai?

Tại sao tôi lại khuyên các phụ huynh nên đưa con ra ngoài tự nhiên? Tôi tin rằng, chỉ cần bạn để một đứa trẻ bước xuống một bãi cỏ, chúng bắt đầu khám phá môi trường xung quanh ngay lập tức. Đó là ý nghĩa của thám hiểm mà chúng ta cần phải khai thác. Hãy đặt câu hỏi cho nhà nghiên cứu nhỏ của bạn, khuyến khích con khám phá nhiều. Trong các lớp học Kỹ năng sống của Cara, chúng tôi có tổ chức cho trẻ nhiều hoạt động STEM khác nhau, nhưng luôn có những dự án như làm hồ cạn hoặc đơn giản là bắt đầu bằng cách trồng hạt giống trong cốc.

Hướng dẫn giảng dạy STEM của Hệ thống Cara khuyến khích giáo viên xây dựng sự tự tin của học sinh và khiến các em cảm thấy như các chuyên gia bằng cách hỏi các câu hỏi mà học sinh có thể đưa ra các đáp án khác nhau, không sử dụng duy nhất một câu trả lời đúng. Giáo viên sẽ không hỏi “Tại sao đá chìm trong nước?” vì câu hỏi có câu trả lời mà trẻ có thể không biết, và có thể thấy nản lòng. Những câu hỏi nên hỏi là “Những hình dạng nào mà con nhìn thấy trong những tảng đá này?” là những câu hỏi mời trẻ quan sát, giao tiếp và là “chuyên gia”.

Bây giờ con gái tôi đã 5 tuổi, chúng tôi thường đi dã ngoại, nơi tôi khuyến khích sự tò mò tự nhiên của cháu để khám phá. Bé có cơ hội để thu thập hầu hết mọi thứ: đá, hóa thạch, hạt, lá, gậy, bọ, hoặc bất cứ thứ gì mà con quan tâm. Khi chúng tôi thu thập, chúng tôi thực hành đếm mẫu vật, chúng tôi tạo ra các giả thuyết về những thứ chúng tôi nhìn thấy. Chúng tôi mang theo ống nhòm, kính lúp để nghiên cứu sâu hơn. Theo cách này, chúng tôi thực hành học tập theo tình huống, nơi bé đang trải nghiệm những ý tưởng xung quanh STEM theo những cách khác nhau và bé có được kinh nghiệm điều tra thực tế.

Chúng ta cần phải làm việc cùng nhau để thay đổi hiện trạng cho trẻ em của đất nước chúng ta. Nếu các phụ huynh tin rằng con cái của chúng ta có thể có nhiều CƠ HỘI tuyệt vời hơn trong tương lai, nhiều THÀNH CÔNG hơn, dựa trên nền tảng của giáo dục STEM, thì chúng ta cần khuyến khích các thực hành tốt nhất trong STEM ngay từ khi con còn nhỏ. Một trong những thực hành tốt nhất trong việc dạy và học là làm cho việc học trở nên phù hợp, và không có gì phù hợp hơn là khám phá thế giới chúng ta đang sống. Chúng ta đừng đợi một ngày khác đưa trẻ nhỏ ra ngoài để bắt đầu tham gia vào giáo dục STEM.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn