Phương pháp giúp con tự tin mà cha mẹ cần lưu tâm

Cha, mẹ nào cũng mong muốn con mình nhanh nhẹn, tự tin, nổi bật hơn các bạn đồng trang lứa. Chính vì thế đôi khi cha, mẹ luôn đưa ra những yêu cầu hay nguyên tắc bắt trẻ làm theo, phương pháp giúp con tự tin mà đâu biết rằng nguyên nhân của thiếu tự tin thông thường lại từ chính các bậc phụ huynh. Vậy đó là nguyên nhân nào? Cha, mẹ hãy tìm hiểu xem mình đã từng làm như vậy với con chưa nhé!

1. Lời nói

Những lời nói lúc nóng giận tưởng chừng như vô tình của cha, mẹ lại chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ tổn thương và mất tự tin.

“Sao con ngốc vậy? Việc dễ như thế mà làm mãi không xong.”, “Con nhìn bạn bè con xem, có ai như con không?”, “Bé đã khó bảo như vậy thì lớn ai dạy được?”, “Cha, mẹ thật thất vọng về con”,…

Nếu cha, mẹ nào đã từng nói như vậy với trẻ thì hãy dừng lại ngay nếu không muốn nội tâm non nớt của trẻ bị tổn thương. Bởi những lời đó sẽ chẳng bao giờ khiến con bạn tự tin hay hiểu chuyện hơn mà ch khiến trẻ ngày càng sợ hãi, tự ti với bản thân và chẳng dám chủ động làm việc gì. Thay vào đó hãy dùng lời nói để đưa ra các phương pháp giúp con tự tin đúng đắn. Hãy nói với trẻ khi còn đang nhút nhát rằng “Bố mẹ tin tưởng con”, “Con có thể làm được, đừng từ bỏ!”, “Bố mẹ luôn đứng bên cạnh con”, “Bố mẹ tự hào về con”, “Con đừng lo, mọi chuyện sẽ tốt mà”, “Cảm ơn con đã giúp bố mẹ”,…

Cha mẹ hãy dùng những lời động viên để giúp con tự tin hơn

2. Luôn chú ý vào nhược điểm của trẻ

Chắc hẳn, không cha, mẹ nào muốn con mình có những nhược điểm như nhút nhát, vụng về,… và chính bản thân trẻ cũng vậy. Con cũng không muốn mình có những nhược điểm đó để nhận những lời chê bai từ cha, mẹ hay mọi người. Nhưng việc cha, mẹ cứ nhắc đi, nhắc lại những nhược điểm đó sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ.

Nó khiến trẻ dần hình thành suy nghĩ mình nhút nhát và vụng về thật vì cha mẹ nói vậy. Tại sao ư? Vì cha mẹ là tấm gương và cũng là người con cái tin tưởng nhất. Chính vì thế mà trẻ sẽ nghe rồi tiếp nhận tất cả những thông tin đó một cách vô điều kiện dù cho đó là những thông tin không tốt.

Thay bằng việc luôn chú ý vào nhược điểm, cái xấu của trẻ thì chúng ta hãy tích cực động viên, khen ngợi trẻ khi con vượt qua được những khó khăn, thử thách như đã dám giao tiếp với các bạn mới hay đứng lên thuyết trình giữa đám đông,… Đây cũng chính là phương pháp giúp con tự tin rất hiệu quả, hơn nữa khi được nhận những lời khen ngợi của cha mẹ, con sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và trẻ sẽ không cảm thấy nhút nhát, e thẹn trước đám đông hay người lạ nữa.

3. Bao bọc con quá mức

Những đứa trẻ được sinh ra chính là máu mủ, là kết tinh tình yêu của cha mẹ. Bởi vậy trẻ luôn được yêu thương, bao bọc đôi khi hơi quá mức cũng là điều dễ hiểu.

Sự bao bọc đó có thể sẽ khiến cha mẹ yên tâm hơn về con nhưng đâu biết rằng chính những hành động đó lại tước đi của trẻ cơ hội được tự lập bằng chính khả năng của mình.

Cha mẹ không nên bao bọc quá mức vì sẽ ảnh hưởng xấu tới con

Vòng an toàn mà cha, mẹ tạo ra sẽ ngày càng khiến trẻ hình thành tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mà thiếu đi tính tự lập cũng như kinh nghiệm sống sau này. Chính vì thế dù yêu con nhưng cha, mẹ hãy tìm cho mình cách yêu thương đúng đắn nhất nhé.

Ngoài ra, để có được phương pháp giúp con tự tin đúng đắn, phát triển kỹ năng sống cho trẻ tốt nhất ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy tổ chức những chuyến dã ngoại, picnic cho trẻ để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài, hình thành tính tự tin, mạnh dạn cho trẻ. Cha mẹ cũng có thể tìm hiểu và cho con tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, chương trình trại hè phát trú, các khóa học FasTracKids cho trẻ,… để trẻ được gặp gỡ với các bạn đồng trang lứa, tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng lứa tuổi, cùng nhau phát triển tốt các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21.

Theo cô Hà – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn