“Tập trung và giúp bố mẹ việc nhà ư? Chúng chắc chắn không hề liên quan đến nhau!”. Chắc hẳn đây là câu hỏi mà bất cứ cha mẹ nào cũng đều thắc mắc khi đọc bài chia sẻ này. Nhưng nó lại đáng là câu hỏi cần được nhận sự giải đáp rõ ràng và cụ thể nhất. Đôi khi, bố mẹ cũng quên đi những điều tưởng chừng như đơn giản nhất lại có thể giúp đỡ các bạn nhỏ phát triển toàn diện nhất, đặc biệt là kỹ năng tập trung.
Đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên đã có thể tham gia việc nhà, giúp bố mẹ làm những việc nhỏ đơn giản như gấp quần áo, tưới cây, dọn dẹp đồ chơi,… Bố mẹ có thể rủ các con cùng hỗ trợ mình làm việc nhà. Hoạt động này sẽ giúp trẻ sớm có ý thức giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, rèn tính tự lập từ nhỏ và phần nào giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống trẻ em và hiểu được sự vất vả của bố mẹ.
Trong một số gia đình, bố mẹ thường tập cho con cái làm việc nhà, và chúng ngoan ngoãn làm theo. Nhưng trong những gia đình khác, bố mẹ không tập cho con thói quen giúp đỡ bố mẹ việc nhà, nên các bạn nhỏ đôi khi rất vui vì không phải giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. Để các bạn nhỏ có thể rèn luyện kỹ năng sống trẻ em, đặc biệt là kỹ năng tập trung thông qua việc giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà thì bố mẹ nên:
1. Tập cho con từ nhỏ.
Một số người cho rằng cha mẹ nên tập cho con làm việc nhà từ lúc ba tuổi. Số khác thì khuyên nên làm thế từ lúc con hai tuổi hoặc nhỏ hơn. Điểm quan trọng là khi còn bé, con cái rất thích làm việc chung và bắt chước bố mẹ. Và thời đây sẽ là thời điểm vàng để trẻ học tập, rèn luyện kỹ năng sống trẻ em, đặc biệt là kỹ năng tập trung qua các hoạt động hàng ngày.
2. Giao việc phù hợp với độ tuổi.
Trẻ ba tuổi có thể dọn đồ chơi, phân loại đồ giặt hoặc lau chỗ bị đổ nước. Những em lớn hơn có thể hút bụi, rửa xe và thậm chí chuẩn bị bữa ăn. Hãy giao việc phù hợp với khả năng của con. Bố/mẹ có thể ngạc nhiên khi thấy con ngày càng thích làm việc nhà và tập trung hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian được giao phó.
3. Xem việc nhà là quan trọng.
Điều này có lẽ khó khi con có nhiều bài tập. Nhưng theo cuốn The Price of Privilege, không cho con làm việc nhà vì muốn con đạt điểm cao “là dấu hiệu của việc đặt ưu tiên sai chỗ”. Như đã đề cập, làm việc nhà giúp con học tốt hơn. Ngoài ra, con cũng học được những bài học hữu ích cho gia đình riêng sau này.
4. Tập trung vào mục tiêu thay vì kết quả.
Có lẽ con làm việc nhà mất nhiều thời gian hơn bố mẹ nghĩ, và cũng chưa làm tốt lắm. Nhưng đừng làm thay cho con, hãy kiên nhẫn để con làm xong việc. Mục tiêu không phải là để con làm việc nhà tốt như người lớn, mà là giúp con học cách trở thành người có trách nhiệm và tìm được niềm vui trong công việc cũng như rèn luyện các kỹ năng sống trẻ em quan trọng, đặc biệt là kỹ năng tập trung.
5. Dạy con bài học đúng.
Một số người nghĩ việc trả tiền công sẽ dạy con có trách nhiệm. Số khác thì cho rằng điều đó khiến con quan tâm đến những gì chúng có thể lấy từ gia đình hơn là đóng góp cho gia đình. Họ cũng cảnh báo rằng nếu làm thế, con có thể không làm việc nhà nữa khi có đủ tiền dấu hiệu cho thấy việc huấn luyện con đã mất tác dụng. Tóm lại, có lẽ tốt hơn là đừng dùng cách trả tiền công để dạy con làm việc nhà.
Các bạn nhỏ vẫn luôn hiếu động và tràn đầy năng lượng, đặc biệt là lứa tuổi chuẩn bị đến trường rất khó giữ yên lặng hoặc ngồi không. Để giữ trẻ ngồi yên thật không dễ dàng, vì thế nên nhiều bố mẹ thường phải quát mắng hoặc không biết phải làm sao khi trẻ không chịu tập trung. Điều này thật không nên vì khi quát mắng trẻ sẽ chỉ càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, các bố mẹ có thể nghĩ theo chiều hướng khác, không những giúp con rèn luyện kỹ năng sống trẻ em, lắng nghe mà còn giúp ích cho sự phát triển của con – chỉ với những chính hoạt động thường ngày như giúp bố mẹ việc nhà, đã có thể giúp các con rèn luyện kỹ năng tập trung của mình rồi!
Theo cô Nguyễn Thu Hiền – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara