Tự lập là một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bố mẹ và thầy cô cần lưu tâm để tìm ra phương pháp giáo dục trẻ một cách khoa học nhất.
Tự lập không có nghĩa là bỏ mặc con làm tất cả mọi thứ. Tự lập là dạy con độc lập, độc lập trong cuộc sống, độc lập trong sinh hoạt và độc lập trong suy nghĩ. Ngày nay những cuốn sách dạy con tự lập của Nhật, Pháp, Mỹ, Do Thái được các bậc phụ huynh tìm kiếm rất nhiều. Đó thực sự là những cuốn sách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất hữu ích, tuy nhiên đối với Việt Nam, các bà mẹ đã áp dụng như thế nào?
Tôi đã từng chứng kiến những đứa trẻ được dạy về tự lập bằng cách bố mẹ thờ ơ khi con ngã. Đứa trẻ ngã xong thì đứng dậy như mong đợi của bố mẹ nhưng đôi mắt ngân ngấn nước vì tủi thân thì chẳng thấy bố mẹ lau giùm. Thậm chí còn quát “Có tí thế mà cũng khóc. Đàn ông con trai gì mà mít ướt thế?”. Đứa trẻ ngã thì tự đứng dậy nhưng bố mẹ đâu có hiểu đằng sau giọt nước mắt của con là sự tủi thân, tổn thương.
Tôi nghĩ cha mẹ không nên bỏ mặc đứa trẻ tự làm tất cả mọi thứ. Để phát triển tốt kỹ năng sống cho trẻ mầm non hay cấp bậc tiểu học phải là dạy con độc lập. Độc lập trong cuộc sống, độc lập trong sinh hoạt và độc lập trong suy nghĩ. Mà thứ đó, sự độc lập, chính các cha mẹ cũng phải học.
Như chuyện chào hỏi mà chúng ta dùng nó để “định giá” một đứa trẻ lễ phép hay không? Một đứa trẻ nếu chào hỏi chỉ để bố mẹ vui lòng, bố mẹ không quát mình, bố mẹ hân hoan vì con mình lễ phép thì đó đã phải là một đứa trẻ độc lập chưa? Hay nó chỉ là một đứa trẻ nhìn cơ mặt của cha mẹ mà sống?
Vẫn biết có những thứ thuộc về nguyên tắc lịch sự mà chúng ta cần phải dạy trẻ nhưng một khi dạy trước quên sau như thế thì thường là bởi đứa trẻ đang phải đối phó với cha mẹ chứ không phải chúng đã học và hiểu. Một đứa trẻ độc lập là đứa trẻ nhận thức được việc chào hỏi đó là nguyên tắc lịch sự tối thiểu chứ không phải vì sợ bố mẹ mắng.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non độc lập vốn chỉ cần sự tôn trọng mà cha mẹ dành cho chúng. Hãy để con tự đưa ra những nguyên tắc hợp lí mà con muốn làm. Cha mẹ cần phải kiên nhẫn khi dạy con. Ngoài việc rất khuyến khích cho con trẻ tự lập và tạo môi trường cho con rèn luyện kỹ năng sống, thì cha mẹ cũng chính là những người hay mất kiên nhẫn khi chờ đợi con thực hiện. Mặc dù khá khó khăn và mất thời gian nhưng khi con trẻ cố gắng làm một điều gì đó vì tính tò mò hoặc cũng có thể là bắt chước người khác thì cha mẹ nên cố gắng kiên nhẫn chờ đợi xem con đã làm đúng hay chưa. Đầu tư thời gian và thái độ cho con là một trong những cách tạo cho con một tương lai tốt mà cha mẹ có thể làm được. Lắng nghe lời nói và hành động của con cũng là phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non biết cách xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Thay vì xỏ giúp con, hãy lặng lẽ quan sát cách bé đang cố gắng mang giày vào chân và hướng dẫn cho bé khi cần.
Ngoài ra, để cùng con rèn luyện tính tự lập cha mẹ có thể cho con tham gia các khóa học kỹ năng sống, chương trình hè bán trú, chương trình FasTracKids STEM,… Hơn nữa, nếu anh chị ở Hà Nội cần thuê gia sư giúp con học hiệu quả, tư duy thông minh vui lòng kết nối với Gia Sư Việt qua số: 096.446.0088 hoặc 090.462.8800 để được tư vấn, lựa chọn giáo viên/ sinh viên phù hợp nhất.
(Theo cô Đinh Thị Phương Lan – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)