Não bộ con người rất đặc biệt, nó được chia thành hai phần rạch ròi: não trái và não phải. Cha mẹ là người thích hợp nhất trong quá trình rèn luyện trí não cho trẻ. Não trái “thích” những vấn đề liên quan đến lập luận, toán học, logic, ngôn ngữ, chuỗi số,… Còn não phải có xu hướng về âm nhạc, tưởng tượng, sáng tạo, nghệ thuật…
Phụ huynh có nhận ra rằng nhiều trẻ mang khả năng vượt trội về tư duy toán học nhưng không thể hát đúng giai điệu của một bài hát và ngược lại. Điều này chính là do cơ chế hoạt động của 2 bán cầu não ở trẻ. Ngay từ lúc mới ra đời, đứa bé chưa được định sẵn sẽ thiên về não trái hay phải mà nó phụ thuộc chính vào cách giáo dục trẻ. Vậy con bạn phát triển thiên về não trái hay não phải? Và đâu là cách để sử dụng cân bằng cả 2 bán cầu não? Hiểu được việc này sẽ giúp bố mẹ rèn luyện trí não cho trẻ, phát huy thêm được sức mạnh tư duy vốn có trong con bạn mà trước giờ bạn không hề hay biết.
Sau đây là một số “gạch đầu dòng” giúp bố mẹ tìm ra những phương pháp để rèn luyện trí não cho trẻ, đồng thời kích thích sự phát triển cân bằng ở cả hai bán cầu để bù trừ những khuyết điểm cho nhau.
1. Khuyến khích trẻ dùng hai tay
Cơ chế hoạt động của não rất đặc biệt, não phải sẽ điều khiển các hoạt động cơ thể bên trái và ngược lại. Việc sử dụng cả hai tay trong các hoạt động để thay thế cho nhau cũng sẽ là tiền đề và góp phần như một bài tập góp phần phát triển, rèn luyện trí não cho trẻ.
2. Đa dạng hóa các trò chơi dành cho trẻ
Trẻ học được nhiều hơn qua các trò chơi. Vậy nên, thay vì đăng ký cho trẻ đi học các khóa học kích thích não bộ hay rèn luyện tư duy, bố mẹ có thể tập luyện cùng con ở nhà thông qua những hoạt động sau: nhảy múa, giải đố có thưởng, vẽ, các cuộc thi toán học… xen kẽ nhau trong quá trình rèn luyện trí não cho trẻ.
Sau một thời gian, bé sẽ dần hình thành sự kiên nhẫn, vạch ra một kế hoạch hoạt động, áp dụng những phương pháp logic vào việc khám phá thế giới quan nhằm giúp bé thành công hơn trong tương lai.
3. Viết một lúc hai tay
Đối với bài tập này, bố mẹ sẽ cần chuẩn bị cho con hai tờ giấy và những chiếc bút. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, hãy vẽ các hình học bằng cả hai tay cùng một lúc, cũng có thể viết các chữ cái hoặc từ với số lượng kí tự là như nhau đối với cả hai tay. Bố mẹ cũng có thể coi đó như là 1 trò chơi để tham gia cùng trẻ.
Đây là cách rèn luyện trí não cho trẻ, giúp não bộ có thể đồng thời xử lí nhiều nhiệm vụ, do đó kích thích hoạt động của cả hai bán cầu.
4. Hình thành cho trẻ thói quen đọc sách từ sớm
Sách là kho tàng trí thức vô tận của nhân loại, những tri thức từ sách sẽ là nguyên liệu quý báu để phát triển tư duy và rèn luyện tri não cho trẻ. Hình thành cho trẻ thói quen đọc sách từ sớm không những giúp trẻ nhanh chóng hiểu biết được tinh hoa của nhân loại, đa dạng hóa về từ ngữ sử dụng mà còn tạo ra cho bé những quan niệm đúng đắn, những sở thích khám phá điều hay và một sự sáng tạo mới lạ trong tư duy, nhận thức.
5. Sử dụng tay không thuận
Một trong những cách dễ dàng nhất để rèn luyện sức mạnh cho não bộ của trẻ đó chính là vận động cánh tay không thuận của mình. Như đã chia sẻ ở trên, những người thuận tay phải thì việc vận động linh hoạt tay trái sẽ giúp phát triển cân bằng cả 2 bán cầu não trái – phải. Xét về khía cạnh tích cực, hành động này giúp con bạn kích hoạt khả năng sáng tạo, tư duy linh hoạt, trí thông minh liên quan đến âm nhạc, hình ảnh và tưởng tượng. Cách đơn giản nhất để thực hiện bài tập thể dục này chính là thử viết chữ bằng tay trái. Bố mẹ có thể ứng dụng tương tự với những bạn nhỏ không thuận tay phải.
Ngoài những giờ học căng thẳng trên trường lớp, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho trẻ tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, chương trình FasTracKids STEM,… để trẻ được phát triển đúng cách nhất ngay từ ban đầu.
Theo cô Nguyễn Thị Huế – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara