TẠI SAO TRẺ PHẢI HỌC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI?

Trẻ em luôn hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Nhưng lại chưa có kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân mình. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tư duy, phán đoán được những nguy hiểm có thể xảy ra và tìm các tránh xa. Hoặc trẻ tự vạch cho mình một khu vực đảm bảo an toàn để khám phá, tìm hiểu mọi thứ

Dạy trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống, biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình

  1. Day trẻ phân biệt giới tính.

– Phân biệt giới tính qua hình thức bên ngoài như: màu tóc, quần áo, hình dáng bên ngoài, tính cách…

  1. Dạy trẻ nhận biết các “vùng riêng tư”

– Nhận diện vùng đồ bơi:

+ Bạn nam: gồm mông và bộ phận sinh dục.

+ Bạn nữ: gồm mông, bộ phận sinh dục và ngực.

– Chỉ có bố, mẹ có thể chạm vào vùng kín của chúng mình khi còn nhỏ để giúp tắm rửa, lớn lên chúng mình sẽ tự chăm sóc vùng kín. Bác sĩ cũng có thể khám và chạm vào vùng kín để chữa trị nếu bị thương nhưng phải được sự đồng ý và có mặt của bố mẹ.

– Dù đi tắm nhưng các bạn nhỏ vẫn mặc đồ để che những bộ phận ấy đi vì đó là vùng kín, luôn cần được bảo vệ và không nên để người khác nhìn thấy.

– Mỗi chúng ta đều cần ghi nhớ lại vùng kín của mình và bạn khác giới để tự bảo vệ cũng như không đụng chạm vào vùng kín của người khác.

  • Vì là vùng kín nên không ai được nhìn thấy hay có quyền chạm vào. Nếu ai đó cố tình chạm vào vùng kín, các con cần báo cho người lớn.
  1. Quy tắc bảo vệ bản thân

Nếu trẻ nhận thấy một người nào đó có một trong số 5 báo động dưới đây, thì hãy tránh xa, bỏ chạy và nói cho những người đáng tin giúp đỡ

  1. Báo động nói
  • Một ai đó nói về vùng kín của họ
  • Một ai đó nói về vùng kín của các con.
  • Một ai đó nói về vùng kín của những người xung quanh con.
  • Một ai đó dùng từ ngữ miêu tả vùng kín.
    1. Báo động nhìn
  • Một ai đó nhìn vào vùng kín của các con.
  • Một ai đó bắt các con nhìn vào vùng kín của họ.
  • Một ai đó cho các con xem các hình ảnh về vùng kín.
  • Một ai đó bảo các con nhìn
    1. Báo động chạm
  • Một ai đó chạm vào vùng kín của các con.
  • Một ai đó bắt các con chạm vào vùng kín của họ.
  • Một ai đó bắt các con chạm vào vùng kín của người khác.
    1. Báo động ôm
  • Một người lạ không quen nhưng muốn ôm các con.
  • Khi ôm người đó siết chặt các con hoặc có đe dọa trong lúc ôm.
  • Thời gian ôm quá lâu và không muốn cho các con di chuyển.
  • Bắt các con ôm họ khi con không muốn.
    1. Báo động một mình
  • Khi các con đang đợi bố mẹ đến đón sau giờ tan học.
  • Khi các con bị lạc bố mẹ.
  • Khi họ hứa cho các con đồ chơi/ đồ ăn mà các con thích nếu đi theo họ.
  • Một người lạ đưa các con vào chỗ ít người.

Một số trò chơi và cách tương tác cùng con tại nhà

  • Đâu là những bộ phận thuộc vùng kín? Tại sao lại gọi đó là vùng kín? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ vùng kín?
  • Nếu ai đó nhìn vào vùng kín của con thì là báo động gì nhỉ?
  • Nếu ai đó nói về…
  • Nếu ai đó chạm vào…
  • Nếu ai đó cố tình ôm…
  • Nếu ai đó rủ con đi vào nơi vắng…
  • Nếu gặp ai đó có một trong 5 báo động con sẽ làm gì?

Dạy cho trẻ có ý thức bảo vệ vùng riêng tư: không tự ý thay đồ chỗ đông người, phải thay đồ trong phòng kín.

Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì các bậc phụ huynh cũng nên dạy trẻ chú ý không nên chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.

Tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.

Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, bạn nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn cầu cứu người xung quanh, nếu bị ôm từ phía sau thì tụt người xuống để thoát khỏi vòng tay kẻ xấu…. Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Vừa rồi là những cách giúp trẻ phòng tránh xâm hại. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

Giáo viên Thúy – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn