Tăng cường kỹ năng tập trung của trẻ

Để phát triển kỹ năng tập trung cho trẻ, bạn cần cưỡng loại bỏ những thứ gây xao lãng, tạo cho trẻ thói quen lập danh sách những việc cần làm và không giao quá nhiều nhiệm vụ cho trẻ cùng lúc.

Phần 1: Giữ ngăn nắp không gian học tập để trẻ tập trung tốt hơn.

  1. Sắp xếp không gian học tập

Dù là lớp học hay ở nhà thì trẻ cũng cần một không gian sạch sẽ, gọn gàng để nâng cao kỹ năng tập trung cho trẻ và học tập hiệu quả hơn. Hãy loại bỏ bất cứ thứ gì không liên quan và có thể khiến trẻ xao lãng.

  • Nếu mỗi ngày trẻ dành ra 10 phút để dọn dẹp sau giờ học, trẻ sẽ duy trì được thói quen mới gọn gàng ngăn nắp.
  • Nếu không cần thiết bị thông minh, hãy cất nó đi để tránh con bị xao lãng.
Một góc học tập gọn gàng, yên tĩnh giúp trẻ tăng cường sự tập trung
  1. Tạo cho trẻ thói quen lập danh sách những điều cần làm.
  • Trẻ liệt kê được những việc cần làm mỗi ngày hoặc trong tuần giúp trẻ tập trung hơn và có động lực làm việc.
  • Trẻ gạch đi những công việc đã làm được và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo khiến trẻ chú ý vào từng nhiệm vụ một.
  • Ví dụ, một danh sách những việc con cần làm trong thứ 6: “Sáng đi học, chiều đi bơi, chiều tối đi học FasTracKids STEM, tối làm bài tập về nhà”…
  1. Đặt thời hạn cho mõi nhiệm vụ của con.

Đưa ra nhiệm vụ mà không có thời gian hoàn thành thì sẽ không tăng cường được kỹ năng tập trung cho trẻ.

  • Việc ước lượng thời gian cho mỗi nhiệm vụ sẽ giúp trẻ bớt chểnh mảng và tập trung vào nhiệm vụ hơn.
  • Ví dụ, giao nhiệm vụ cho con: “con có 15 phút để ăn sáng, con hoàn thành bài tập tiếng anh trong 1 tiếng…”

Phần 2: Một số trò chơi giúp trẻ tăng kỹ năng tập trung cho trẻ.

  1. Trò chơi khoanh số.

Trên tờ giấy a4 viết các con số từ 1 đến 50 không theo trật tự nào cả. Hai người chơi dung bút có màu khác nhau thi khoanh số bắt đầu từ 1. Bạn nào khoanh được nhiều số hơn thì bạn đó giành chiến thắng.

Cho trẻ chơi trò khoanh số nhằm tăng khả năng tập trung của trẻ
  1. Trò chơi tangram

Đây là trò chơi đòi hỏi kỹ năng tập trung cho trẻ và chú ý hiệu quả, đòi hỏi trẻ phải duy trì khả năng phán đoán, trí tưởng tượng và khả năng phân tích liên tục trong khoảng thời gian dài. Và thử thách của trò chơi này sẽ mang lại cho trẻ cảm giác đạt được thành tích. Trên thực tế cảm giác đạt được thành tựu chính là động lực rất lớn để trẻ em đạt được khả năng tập trung cao.

Ngoài các trò chơi cha mẹ có thể tự tạo ra cho con, hãy kết hợp cho trẻ tham gia vào các lớp học kỹ năng sống hay chương trình FasTracKids STEM,… để trẻ được phát triển đúng cách nhất ngay từ ban đầu cha mẹ nhé!

Theo cô Lan Anh – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn