Trẻ có biết kiềm chế cảm xúc?

Đôi khi cha mẹ phải vật lộn với việc giúp con bày tỏ tình cảm một cách thích hợp. Dành thời gian và năng lượng để dạy trẻ cách kiềm chế cảm xúc là vô cùng quan trọng và có lợi cho trẻ. Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn dạy con cách kiểm soát cảm xúc.

1. Nói về cảm xúc

Trước hết hãy chắc chắn rằng con bạn đã biết và hiểu về những loại cảm xúc khác nhau thông qua một số trò chơi nhận diện cảm xúc cùng con. Bạn hãy để con nói về những cảm xúc mà con đã biết, đã trải qua mà chưa thể gọi tên nó. Sau khi lắng nghe con, bạn hãy nói cho con biết những hành vi và biểu cảm có thể đến từ những cảm xúc khác nhau, điều này sẽ giúp con cải thiện khả năng kiềm chế cảm xúc. Cùng chia sẻ và lắng nghe con nói về lý do tại sao lại có cảm xúc như vậy và con đã thể hiện cảm xúc đó qua hành vi như thế nào. Đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực. Từ đó, bạn đã nắm bắt được xu hướng hành xử của con và có thể đưa ra cho con một vài lời khuyên trong những tình huống cụ thể.

Cha mẹ hãy chia sẻ với con các nhận diện cảm xúc của mình

2. Người khác cảm thấy thế nào 

Hãy cho con biết, mỗi cảm xúc tiêu cực và hành vi không đúng giống như một vết đinh đóng trên khối gỗ. Dù sau đó chúng ta có cố gắng tháo những chiếc đinh ra như thế nào thì dấu vết vẫn còn lại mãi. Cũng như việc chúng ta có cố gắng thế nào thì những tổn thương gây ra cho người khác vẫn còn mãi. Việc con cảm thấy buồn, cáu giận hay tổn thương khi nhận những hành vi và cảm xúc tiêu cực từ người khác cũng là những cảm xúc con đem đến cho người khác. Việc hiểu biểu cảm trên khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của người khác trước hành vi của con giúp kiềm chế cảm xúc, điều tiết hành vi của mình một cách đúng mực.

3. Chấp nhận cảm xúc của con

“Con không được như vậy”, “Con hư lắm”. Đó là phản ứng của đa số người lớn khi con có những cảm xúc tiêu cực và hành vi chưa phù hợp. Việc nhìn nhận và ứng xử của cha mẹ vô tình khiến con cảm thấy mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Học cách thừa nhận cảm xúc của con bạn ngay cả khi chúng làm bạn khó chịu hoặc bạn nghĩ chúng không hợp lý. Hãy đồng cảm thay vì phán xét và sử dụng những câu nói phản ánh cảm xúc của bạn với con. Bất cứ đứa trẻ nào hay người lớn nào cũng có tính hiếu thắng và muốn mọi người đứng về phía mình. Vì vậy trước tiên hãy dùng sự im lặng để lấy lại bình tĩnh cho con, lắng nghe con giải thích cho cảm xúc và hành vi của mình. Cho con biết hầu hết mọi người đều có cảm xúc giống con khi rơi vào tình huống đó nhưng không phải ai cũng hành động giống con. Cuối cùng để giúp con kiềm chế cảm xúc, tự lựa chọn cách hành xử đúng theo cách định hướng của bạn. Con được tự do lựa chọn hành vi và cảm xúc tích cực trong định hướng của cha mẹ.

Khi con làm sai thay bằng quát mắng cha mẹ hãy động viên, an ủi con

4. Hành động như người lớn

Nhìn nhận con đúng cách – dưới áp lực cuộc sống và sự trải nghiệm bản thân, không ít cha mẹ cho rằng con đang “không an toàn”, “con không thể làm được”. Vì vậy mà con được nuông chiều theo mọi cảm xúc và hành vi con muốn. Nhưng các bạn quên đi rằng dù là chúng ta hay con cũng đều muốn được khẳng định bản thân. Đặt trách nhiệm và giá trị của bản thân con lên mọi nhiệm vụ mà con phải hoàn thành con sẽ biết nên sử dụng cảm xúc nào và hành động nào để đạt được kết quả tốt nhất. Chẳng hạn: bạn hãy cho con biết con là một thành viên không thể thiếu trong việc chia sẻ công việc gia đình và nếu không có con thì nó không hoàn hảo. Tuy nhiên khi tham gia công việc mà con mệt mỏi và cáu gắt thì con không thể hoàn thành vai trò của mình. Tất nhiên với đó con không thể có được một số quyền lợi và được nhìn nhận. Hãy cho con thấy mình nên hành động như là một người lớn. Điều này sẽ rất tốt cho việc giáo dục con về kiềm chế cảm xúc.

Để con được phát triển đúng cách nhất về mọi mặt ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho con tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, các chương trình khóa học FasTracKids cho trẻ,… Ở đây trẻ được gặp các bạn cùng trang lứa, tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng lứa tuổi, cùng nhau phát triển bản thân, trau dồi các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21!

Theo cô Nguyễn Thị Nhật Lệ – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn