Trẻ nên làm gì nếu bị lạc?

Ngày nay, có rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra liên quan đến trẻ em bị lạc khi đang đi vui chơi cùng người thân. Vậy để phát triển kỹ năng sống cho trẻ, yên tâm hơn khi cho trẻ đi chơi, đi du lịch cùng gia đình, cha mẹ hãy tham khảo các cách giáo dục dưới đây.

1. Dạy con “Ở lại!”

Hầu hết các thông tin an toàn đều hướng đến trẻ em từ 5 tuổi trở lên nhưng các chuyên gia cho rằng, các bậc cha mẹ nên nói chuyện với trẻ mẫu giáo về sự an toàn của chúng nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ nhỏ. Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ về điều này, chỉ cần bạn tiếp cận chủ đề theo cách phù hợp với sự phát triển của trẻ (Theo Walter Gilliam, Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm Edward Zigler về Chính sách xã hội và Phát triển trẻ em, tại Đại học Yale). Mặc dù trẻ mẫu giáo ít khi chơi bên ngoài hoặc đi bộ một mình, trẻ vẫn cần thông tin rõ ràng về những việc cần làm nếu chúng bị tách khỏi bạn ở nơi công cộng.

Nhiều bậc cha mẹ dạy con không bao giờ được đi với “người lạ” nhưng sự hiểu biết về khái niệm này thường rất mù mờ. Mặc khác, từ “người lạ” sẽ khiến trẻ nghĩ về một người lạ giống như một người “đáng sợ” hoặc “xấu”. Vì vậy, một người thân thiện hoặc tốt bụng có thể không bị trẻ nhỏ coi là mối nguy hiểm nhưng trên thực tế lại khác. Việc dạy con “đừng bao giờ nói chuyện với người lạ” là một sai lầm lớn của cha mẹ. Thay vào đó, đẻ phát triển kỹ năng sống cho trẻ, chúng ta cần dạy trẻ không bao giờ được đi bất cứ đâu với bất cứ ai mà không xin phép cha mẹ trước. Đây là bài học mà chúng ta nên thực hiện ngay khi chúng ta bắt đầu nói chuyện với trẻ em về sự an toàn.

Dạy trẻ bình tĩnh “Ở lại!” để cha mẹ dễ tìm khi bị lạc

2. Dạy trẻ gọi tên bạn – Tên thật của bạn

Nếu một đứa trẻ bị lạc đang hét lên “Mẹ ơi!” thì rất khó phân biệt giọng nói của trẻ đang bị lạc với những trẻ khác đang gọi cho mẹ của chúng. Vì vậy, trẻ mẫu giáo nên gọi tên, đặc biệt là họ tên của cha mẹ hoặc bất kỳ người chăm sóc nào khác. Bạn cần lặp đi lặp lại thông tin này nhiều lần cho trẻ để chúng có thể nhớ được. Nếu trẻ bị lạc, chúng có thể nói cho ai đó biết cha mẹ chúng là ai. Hãy giúp trẻ thích học tên của bạn bằng cách trình bày nó như một điều gì đó rất đặc biệt.

Một số cha mẹ lo lắng việc khuyến khích trẻ la hét để được giúp đỡ sẽ khiến chúng trở thành mục tiêu dễ dàng cho những kẻ xấu. Thực tế, những kẻ xấu sẽ tìm kiếm những trẻ không thu hút sự chú ý. Một đứa trẻ la hét có quá nhiều rắc rối.

Dạy trẻ trong lúc đông người hãy gọi tên cha mẹ của mình

3. Nói về sự an toàn trong cuộc sống hàng ngày

Một trong những rào càn lớn nhất đối với sự an toàn của trẻ là sự không chắc chắn của bạn về cách tiếp cận đối tượng. Dạy về sự an toàn cho trẻ cũng giống như việc dạy trẻ cách đi qua đường. Loại bỏ cách nói: “Thấy chiếc xe tải đó không? Nó đang lao đi và rất nguy hiểm cho con”. Hãy cung cấp cho trẻ những quy tắc tích cực, trao quyền cho hành vi an toàn, thay vì chỉ ra tất cả những điều nguy hiểm có thể làm tổn thương trẻ.

Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hãy cố gắng nói chuyện với con bằng những mẩu chuyện nhỏ, thường xuyên và đặc biệt trong những trường hợp thực tế có thể dạy được. Ví dụ: Khi bạn ở trung tâm thương mại và rất đông đúc, hãy thử hỏi đứa con 4 tuổi của bạn xem bé sẽ làm gì nếu 2 người bị tách ra. Sau đó, bạn có thể đề xuất các bước đơn giản để đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Đừng quên nói với con bạn: “Nếu chúng ta xa cách, bố/mẹ sẽ tìm thấy con, vì vậy hãy bình tĩnh và tuân theo các quy tắc an toàn”.

4. Dạy con bạn hỏi một người mẹ khác để được giúp đỡ.

Trong quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hãy dạy trẻ cách giao tiếp với người lạ. Nếu trẻ bị lạc, hãy ở lại và gọi tên bạn nhưng bạn không quay lại thì bước tiếp theo là yêu cầu được giúp đỡ. Đây là một lý do khác để bạn chấm dứt ngay việc dạy trẻ không bao giờ được nói chuyện với người lạ. Trẻ mẫu giáo nên nhờ một người mẹ khác có con giúp đỡ. Trẻ lớn hơn có thể học cách hỏi nhân viên cảnh sát hoặc nhân viên bán hàng, những người mặc đồng phục.

Cha mẹ hãy dạy trẻ nhờ một người mẹ khác khi bị lạc

5. Nhập vai với con của bạn

Một cách tiếp cận tốt hơn với con là thực hành thông qua nhập vai. Tuy nhiên, những đứa trẻ ở độ tuổi này rất dễ bị chấn thương. Vì vậy, các tình huống cần được sắp xếp tích cực, theo xu hướng trao quyền hơn là đáng sợ. Tập trung vào những điều tích cực mà trẻ có thể làm để tìm cha mẹ thay vì làm thế nào chúng có thể ngăn chặn một người xấu đưa chúng đi.

Thực tập điều này ở nhà hoặc trong không gian công cộng an toàn, hãy để con bạn giả vờ tách khỏi bạn. Sau đó làm việc thông qua các bước ở lại, la hét tên của bạn và đề nghị giúp đỡ.

Những ý tưởng an toàn hơn có thể là:

  • Cung cấp các thiết bị nhận dạng trẻ em mà bạn có thể mua: vòng tay, thẻ,…
  • Viết số điện thoại di động vào balo, giày, tất,… của trẻ
  • Đọc những cuốn sách an toàn, giải thích và cùng trẻ xác định những “người lạ an toàn” và nhận ra những tình huống nguy hiểm.

Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ tốt nhất ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy cùng con tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, trại hè bán trú hay chương trình FasTracKids STEM. Trẻ sẽ được giáo dục kết hợp vui chơi một cách khoa học, đồng hành với các bạn cùng trang lứa, đua nhau phát triển bản thân. Cha mẹ hãy tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ ngay từ ban đầu nhé!

(Theo cô Nguyễn Hân – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn