TƯ DUY PHẢN BIỆN – HÃY CHO CON ĐƯỢC NGHĨ

“Sự cách biệt về thể lực là có hạn, nhưng sự cách biệt về tư duy thì không ai hạn chế được”

Trong kỷ nguyên công nghệ bùng nổ thông tin, thói quen tư duy thụ động – cha mẹ luôn đúng, thầy cô là chân lý – đã trở nên lỗi thời. Chúng ta không thể giới hạn con trẻ bằng học thức của mình bởi chúng được sinh ra ở thời đại khác, chúng ta chỉ có thể chuẩn bị hành trang để đứa trẻ có đầy đủ công cụ tự mình xử lý và giải quyết vấn đề. Vậy làm thế nào để trẻ có được khả năng cần thiết này? Muốn như thế, cha mẹ hãy rèn khả năng tư duy phản biện cho con ngay từ nhỏ.

Tư duy phản biện (Critical Thinking) là một trong bốn kỹ năng thiết yếu (Communication – Creativity – Collaboration – Critical Thinking) của thế kỷ 21. Hiểu đơn giản thì đó là quá trình gồm phân tích, đánh giá thông tin, đặt ra các câu hỏi nhằm kiểm tra tính xác thực, từ đó đưa ra các giải pháp cho vấn đề gặp phải. Khác với tư duy một chiều, tư duy phản biện đòi hỏi trẻ phải tập cách nhìn nhận vấn đề từ hai phía, sẵn sàng tiếp nhận những quan điểm trái chiều, phân tích và quyết định dựa trên dẫn chứng hợp lý.

Dạy con tư duy phản biện ở nhà chưa bao giờ là quá sớm.

1. Rèn luyện thông qua tình huống đời thường

Giáo dục gia đình là xuất phát điểm bền vững nhất cho mọi đứa trẻ. Môi trường để trẻ thực hành tư duy chính là từ những tình huống phát sinh quen thuộc hàng ngày trong cuộc sống, ví dụ như: việc gấp quần áo sẽ dễ dàng và thú vị hơn khi bố mẹ vừa làm cùng con, vừa thảo luận với con về lợi ích của việc gấp quần áo gọn gàng: “Theo con, chúng mình có thực sự cần gấp quần áo không? Tại sao con lại nghĩ như vậy? Gấp quần áo gọn gàng sẽ giúp con điều gì? Con có cách gấp quần áo nào nhanh và gọn hơn không?”

Như vậy, con trẻ sẽ hình thành thói quen tư duy ngược khi đối mặt với các vấn đề nhỏ nhất, đó cũng là nền tảng giúp con phát triển tư duy logic và tư duy sáng tạo sau này.

2. Lắng nghe – Đặt câu hỏi

Hãy lắng nghe nhiều hơn, cho con cơ hội được giải thích. Khi bố mẹ thực sự lắng nghe, con sẽ cảm thấy được tôn trọng và thoải mái chia sẻ, điều này không chỉ khiến mối quan hệ gia đình thêm gần gũi mà còn tạo điều kiện cho con được bày tỏ ý kiến, rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Bên cạnh đó, thói quen đặt câu hỏi cũng cần được xây dựng. Thay vì các câu hỏi Đúng/Sai, câu hỏi đóng, bố mẹ hãy hướng dẫn con đặt câu hỏi mở theo phương pháp 5W1H:

  • What? (Cái gì?)
  • When? (Khi nào?)
  • Where? (Ở đâu?)
  • Why? (Tại sao?)
  • Who? (Ai?)
  • How? (Như thế nào?)

Thường xuyên đặt câu hỏi sẽ kích thích bộ não luôn tò mò và đó cũng là bước đầu tiên hình thành khả năng tư duy phản biện.

3. Không có đáp án duy nhất

Việc rèn kỹ năng tư duy phản biện không hướng tới mục đích chứng minh ai đúng ai sai mà quan trọng là con đưa ra được lý do hợp lý hơn để chứng minh cho quan điểm cá nhân. Vì vậy, khi đứng trước một vấn đề mới trong cuộc sống, thay vì bị ảnh hưởng bởi người này người kia, con nên quan sát, so sánh và tìm cách giải quyết phù hợp bản thân.

Con chấp nhận quan điểm của người khác nếu thấy phù hợp, đồng thời con cũng có quyền bác bỏ và tự mình xây dựng các lập luận hợp lý hơn. Tư duy phản biện không chỉ là phân tích, đánh giá mà còn là khả năng suy nghĩ độc lập.

4. Con tự khám phá

Nguyên tắc quan trọng khi rèn luyện khả năng tư duy phản biện cho trẻ chính là: Bố mẹ chỉ cung cấp nguồn lực và công cụ chứ không đưa ra câu trả lời. Ví dụ khi con hỏi Mẹ ơi tại sao chim cánh cụt không biết bay? Thay vì chốt câu trả lời: “Do sự tiến hoá để thích nghi với môi trường sống”, hãy hỏi lại con “Theo con thì tại sao?” Trẻ sẽ đưa ra rất nhiều phỏng đoán khác nhau: do chúng quá béo, do trời lạnh… Hãy tiếp tục cung cấp thông tin và gợi mở.

Kết quả mà trẻ đạt được không chỉ là đáp án cho thắc mắc cá nhân mà còn là kỹ năng thu thập – chứng minh – tổng hợp thông tin.

5. Cho con thời gian

Sự nghiệp giáo dục cũng giống như trồng trọt, cần có thời gian. Vì vậy cha mẹ hãy kiên nhẫn, đồng thời tự cải thiện thái độ và tư duy của mình trong phương diện công việc và các mối quan hệ. Để thành công, con phải trải qua thất bại. Lúc này cha mẹ hãy đồng hành cùng con vượt qua cảm xúc bất ổn. Sau khi bình tĩnh lại, con hãy tiếp tục tự suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ của mình. Chỉ khi bước ra khỏi ranh giới an toàn và chịu trách nhiệm cho các quyết định cá nhân, con mới học được cách rèn khả năng tư duy để không mắc lại sai lầm.

Rèn luyện tư duy phản biện có khó không? Vừa dễ vừa khó: dễ vì có nhiều phương pháp, nhiều tình huống để rèn luyện. Khó vì đòi hỏi sự kiên trì của cả phụ huynh và trẻ nhỏ. Nhưng tin rằng, nếu bố mẹ trao cho con cơ hội được tự nghĩ – tự làm, con trẻ sẽ nhanh chóng trưởng thành, trở thành những công dân toàn cầu đầy đủ phẩm chất năng lực, sẵn sàng cho tương lai.

Vừa rồi là những cách dạy con tư duy phản biện để bố mẹ tạo dựng cùng con một kỹ năng sống cho trẻ giúp học tập và làm việc hiệu quả nhất . Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

Giáo viên Phương Trang – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn