Trong một giai đoạn nào đó, con bạn bỗng nhiên không nghe lời, phản kháng với mọi đề nghị của cha mẹ. Sự “đối đầu” đó ngày càng trở nên nghiêm trọng khiến không ít phụ huynh bế tắc dù “hồi nhỏ con rất ngoan”.
Tuy nhiên, cha mẹ hãy bình tĩnh và tìm hiểu lý do vì sao trẻ không nghe lời để mọi việc trở nên nhẹ nhàng hơn…vì đó cũng là một kỹ năng sống trẻ em giúp trẻ tự tin.
Cha mẹ có là nguyên nhân khiến trẻ không nghe lời?
Có bao giờ bạn nghĩ những lời nói, hành động của mình là nguyên nhân khiến trẻ không nghe lời hay không? Hay bạn chỉ nghĩ chúng thật phiền hà và rắc rối mỗi khi chúng làm ngược lại những điều bạn muốn?
1. Bạn đã thật sự là một tấm gương lắng nghe tốt?
Nếu bạn hay bị phân tâm khi con nói với bạn (chẳng hạn như đang dán mắt vào màn hình TV hoặc máy tính, hay hí hoáy nhắn tin) thì bạn sẽ khiến trẻ cảm thấy bạn không chú ý đến những gì bé nói. Trong trường hợp này, bạn không nên ngạc nhiên khi thấy bạn nói mà con không nghe. Hãy nhớ là, trẻ con bắt chước hành động hơn là lời nói của chúng ta. Hơn hết, hành động thì bao giờ cũng mạnh hơn lời nói, đúng không bạn?
Kỹ năng lắng nghe và tập trung luôn là một trong những kỹ năng sống trẻ em được chương trình giáo dục Fastrackids STEM cũng chỉ ra tầm quan trọng của sự lắng nghe và tập trung trong bất kỳ hoạt động nào. Vì thế, trước hết cha mẹ hãy là tấm gương tốt trong việc lắng nghe để giúp con “học theo”.
2. Bạn bắt đầu câu với “Nếu” và “Thì”
Những từ này ngăn chặn sự lắng nghe. Khi bạn sử dụng chúng để bắt đầu nói điều gì bạn muốn nói với trẻ, chúng thường mang lại kết quả không mong đợi. “Nếu con không học bài thì mẹ…” Những câu nói bạn đưa ra như một mối đe dọa, làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi, mỗi khi làm bất kì điều gì, lâu dần khiến trẻ sẽ không muốn nghe. Khi muốn con nghe lời, bố mẹ nên bỏ cách nói với 2 từ trên khi đưa ra yêu cầu, để trẻ dễ tiếp thu và thực hiện.
3. Bạn không giữ lời hứa
Bạn thường đưa ra điều kiện cho con như: “Con học bài xong mẹ/bố hứa sẽ đưa con đi chơi”…, nhưng khi con bạn đã hoàn thành mục tiêu đề ra, bạn lại lảng tránh và đưa ra vô vàn lý do “ Mẹ bận quá… mẹ mệt quá… để khi khác nhé!”. Trẻ rất muốn được bố mẹ ghi nhận, và sự ghi nhận kịp thời ấy sẽ khiến trẻ cảm thấy tin tưởng vào bố/mẹ và con bạn sẽ tiếp thu và cố gắng thể hiện bản thân tốt hơn, trau dồi kỹ năng sống trẻ em cho con.
4. Bạn la hét
Mỗi khi con không nghe lời, hầu hết phụ huynh đều có cảm giác bực tức, và ngay lập tức bạn la hét, quát mắng để yêu cầu con làm ngay – lập – tức. Tuy nhiên bạn làm vậy chỉ khiến mọi việc xấu thêm.
Các chuyên gia giáo dục khuyên bố mẹ nên làm điều ngược lại. Thay vì la hét con, bố mẹ nên ngồi xuống bằng tầm mắt con, nói nhẹ nhàng,.. Thực tế, khi bố mẹ nói mềm mỏng, âm điệu đầy yêu thương, sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và dường như dễ dàng ngừng lại và lắng nghe hơn.
Ngoài ra, để trẻ rèn luyện được tính kỷ luật và các thói quen tốt, bạn có thể cho trẻ tham gia các trại hè bán trú, hay các lớp FasTracKids STEM để giúp trẻ có môi trường học tập, làm quen với những mối quan hệ mới và được vận dụng các kỹ năng sống trẻ em một cách thuần thục.
Về phía trẻ
Đến một giai đoạn, trẻ sẽ rơi vào “khủng hoảng”, không nghe lời cha mẹ hay những người xung quanh, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi vì “đứa trẻ nào cũng có giai đoạn này” và nó sẽ qua nhanh thôi.
1. Bởi bản tính tò mò ở trẻ
Nếu bạn yêu cầu trẻ cần làm điều gì đó, trẻ sẽ tò mò muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng không làm điều đó. Trí tò mò là một yếu tố kích thích năng lực sáng tạo, tư duy và tham vọng ở trẻ – một trong những kỹ năng sống trẻ em cần thiết trong thế kỷ 21.
Ví dụ: “ mẹ ơi tại sao con cần chào hỏi ạ”. “ Chào hỏi thì giúp ích gì ạ”… Trẻ không có giới hạn của tính tò mò, do vậy người lớn nên đối phó với điều này bằng sự kiên nhẫn và tình yêu, đồng thời cũng lồng ghép vào đó những bài học kỹ năng sống về tính tò mò gắn với cuộc sống như phép lịch sự, cách tôn trọng người khác. Bạn không nên nổi giận nhiều về tính tò mò của bé bởi điều đó có thể còn làm cho bé trở nên lì lợm và không nghe lời.
Bạn có thể cho trẻ tham gia các lớp FasTracKids STEM để khuyến khích trí tò mò, sáng tạo và khơi dậy tiềm năng của trẻ.
2. Trẻ muốn gây sự chú ý
Trẻ rất thích được chú ý. Chúng muốn toàn bộ đám đông phải nhìn vào hoặc nói chuyện với chúng một cách tập trung và chăm chú. Hài hước là, có đôi khi trẻ còn cố tình không nghe lời cha mẹ và cố ý làm những việc trái ngược vời điều bạn yêu cầu, chỉ vì muốn bạn phát khùng lên và thấy được bạn la mắng cũng như chú ý đến chúng.
Điều cần thiết cho phụ huynh để xử lý khi trẻ không vâng lời là kiên nhẫn và bình tĩnh. Tránh đánh đập trẻ khi điều đó xảy ra. Dạy kỷ luật là để giáo dục. Bạn có thể can thiệp vào những quy tắc đạo đức của chúng như dạy trẻ không được đánh nhau, không được tự ý ăn trộm, chào hỏi người lớn thật to để họ chú ý một cách tích cực hoặc giúp đỡ mọi người để gây chú ý. Có những cách rất hay mà chúng ta có thể tận dụng tính nết của trẻ để rèn luyện kỹ năng sống trẻ em cho con.
3. Trẻ muốn được tôn trọng
Nhu cầu được thể hiện và được tôn trọng là những nhu cầu cao cấp của con người, thuộc bản năng khi mà những nhu cầu ăn uống, giao tiếp,.. đã được đáp ứng. Trẻ em cũng không ngoại lệ, các bạn có thể thấy rất nhiều bé chỉ thích mặc một bộ đồ, đọc đi đọc lại duy nhất một quyển truyện, hay ôm khư khư món đồ chơi ưa thích đi ngủ. Thật khó khăn khi cố nài ép bé làm theo ý bé không muốn, và cũng không cần thiết khi nó thuộc không gian của trẻ. Bởi đối với trẻ, những sự lựa chọn này rõ ràng rất quan trọng đối với chúng, thuộc về thế giới mà trẻ muốn được tôn trọng. Bạn phải thực sự cẩn trọng khi can thiệp vào cái tôi riêng của trẻ, hãy dẫn dần thiết lập những giới hạn, những tình huống hậu quả và làm gương cho trẻ – rèn luyện kỹ năng sống trẻ em một cách nhuần nhuyễn.
4. Trẻ có bệnh lý
Nếu con bạn có vẻ có vấn đề về lắng nghe và việc này lặp đi lặp lại, nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Bé có thể gặp vấn đề về khả năng nghe hoặc một bệnh lý khác.
Dạy trẻ lắng nghe là một trong những kỹ năng sống trẻ em – sẽ đặt nền tảng cho tương lai của bé, như các chuyên gia nói lắng nghe và giao tiếp là những kỹ năng rất quan trọng để thành công và thích nghi trong cuộc sống. Dạy trẻ rất khó, cần phụ huynh kiên trì, “có công mài sắt có ngày nên kim”. Bố mẹ hãy bới chút thời gian dành cho con của mình; dạy con kỹ năng sống trẻ em thế kỷ 21 để giúp con tự tin bước vào đời.
Theo cô Nghiêm Thúy – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara