Nghệ thuật tương tác hiệu quả với con

Có những cha mẹ khi dạy dỗ con, con thường không nghe lời, khóc lóc, không chịu chơi cũng không chịu học, khiến cho bố mẹ đành phải nhượng bộ. Ngược lại, cũng có những bố mẹ làm cho con vui vẻ, thích nói thích cười, ham học, chơi ngoan, đồng thời tạo cho con những thói quen và tính cách tốt đẹp. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến những điểm khác biệt làm ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ này?

Rất nhiều cặp cha mẹ không tìm được cách tương tác với con minh

Như chúng ta đã biết, mỗi đứa trẻ là những cá thể riêng biệt chúng mang những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Vì vậy cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của cha mẹ có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố xuất phát từ bản thân cha mẹ và bản thân trẻ.

  • Nền tảng kiến thức và phương pháp tác động của cha mẹ có phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ hay không. Đặc điểm khí chất và tính cách của cha mẹ có gây khó khăn trong quá trình dạy dỗ con cái hay không? Đó là những nguyên nhân xuất phát từ phía cha mẹ.
  • Nguyên nhân xuất phát từ bản thân trẻ đặc điểm nhận thức, đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ có khả năng tiếp thu những kiến thức mà cha mẹ dạy dỗ hay không?

Vậy dưới đây là những góp ý gì để giúp các bậc phụ huynh tương tác, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tốt hơn?

Bố mẹ không chỉ là người bạn chơi đầu tiên của con mà còn là người thầy của bé. Chơi với con mở ra khả năng vô tận cho sự phát triển trí tuệ và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ, vì vậy bố mẹ hãy:

Tận dụng mọi thời điểm
Bất cứ cơ hội nào để tăng sự tương tác giữa cha mẹ và con đều phải tận dụng để góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Điều này sẽ giúp xây dựng lòng tin và cảm giác gắn bó, an toàn nơi trẻ. Lúc thay tã chẳng hạn, hãy xoa bụng con, nhìn vào mắt bé và nói: “Bé ngoan của mẹ có chiếc bụng xinh xinh”, “Con là cô bé đáng yêu”… với âm vực cao với giọng vui mừng được kéo dài âm tiết sẽ thu hút sự chú ý và thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. “Bé không biết bạn đang nói gì nhưng bé hiểu rằng những âm thanh bạn nói thật dễ chịu”, tiến sĩ Honig nói.

Cha mẹ nên tận dụng mọi thời điểm để tương tác với con

Kết hợp trò chơi, lời nói và vận động
Trong 6 tháng cuối của năm đầu đời, trẻ trở thành “bạn chơi” tích cực hơn. Hãy tiếp tục chơi với con bằng những trò chơi với các bài hát vui tươi, kèm theo các hoạt động minh họa. Hoạt động đa chức năng này có thể giáo dục kỹ năng sống cho trẻ về trình tự hành động và lời nói, khuyến khích trẻ tham gia với các chuyển động, như lắc lư khi có âm thanh hay kết hợp sự vận động tay và chân trong một giai điệu bài hát.
Khuyến khích trẻ giao tiếp qua lại
Bất cứ khi nào con bập bẹ hoặc ê a, hãy nhắc lại những âm thanh con tạo ra, sau đó dành cho con cơ hội để đáp lại. Điều này cho trẻ thấy rằng điều trẻ “nói” rất quan trọng với bạn đồng thời khuyến khích sự giao tiếp qua lại giữ trẻ và cha mẹ.
Nhận biết dấu hiệu khi nào con muốn chơi
Thời gian chơi sẽ hiệu quả hơn khi trẻ đã được nghỉ ngơi đầy đủ và tỉnh táo. Sẽ không phải là thời điểm tốt để chơi với con khi con đang buồn ngủ, gắt gỏng hoặc đói. Dấu hiệu con không sẵn sàng chơi là: con sẽ quay mặt hay toàn bộ cơ thể khỏi bạn, chuyển hướng giao tiếp mắt hoặc cong lưng. Hãy tôn trọng các tín hiệu của con, con sẽ cho bạn thấy khi nào con sẵn sàng.

Con thích thú khi được chơi cùng cha mẹ

Thu hút sự chú ý của bé
Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tốt nhất, cha mẹ hãy tăng khả năng chú ý của bé bằng cách khuyến khích sự khám phá. Trong lúc cùng con đọc sách, hãy chỉ ra những chi tiết về nhân vật, chẳng hạn như màu sắc của chúng hay âm thanh chúng tạo ra, và yêu cầu bé lật trang. Dành cho con một số thứ cơ bản như trống, hình khối hay đồ chơi xếp chồng và để bé được gặm, đập và lắc đồ chơi, từ đó bé có thể xác định đồ này dùng làm gì và học về nguyên nhân và hậu quả.
Tránh kích thích quá mức
Chỉ nên để một hoặc hai đồ chơi một lúc. Bao quanh bé bằng nhiều đồ chơi một lúc thường hại hơn là lợi. Bé có thể sẽ đụng vào cái này rồi sờ tới cái kia chứ không hoàn toàn khám phá thực sự một món đồ nào đó.
Gặt hái thành quả của chính bạn
Chơi với trẻ, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng làm phong phú thêm cuộc sống của bạn. Và, bằng cách luôn là người bạn đồng hành với con, bạn sẽ phát triển được kỹ năng quan sát và có thể cho phép bạn phát hiện các vấn đề tiềm ẩn như bé chậm nói, trước khi cần tới bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia y tế. Cũng nhờ chơi với con bạn sẽ trở thành bức tường thành vững chắc nhất bảo vệ an toàn cho bé.
Cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài
Cha mẹ có thể tổ chức cho trẻ những chuyến dã ngoại để hòa mình cùng trẻ, tìm những điểm chung của cha mẹ với trẻ. Hoặc cũng có thể cho trẻ tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, các khóa trại hè bán trú, chương trình FasTracKids STEM,… để trẻ được gặp gỡ, vui chơi cùng các bạn đồng trang lứa giúp trẻ tự tin hơn trong hành trình phát triển bản thân.

(Theo cô Nông Thùy Dương – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn